Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác (Sammā Vīrya - Sammā Sāti - Sampa Jañña)
Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác (Sammā Vīrya - Sammā Sāti - Sampa Jañña)
Tinh tấn-Chánh niệm-Tỉnh giác là gì?
Tuy ba mà một, tuy một mà ba: TT-CN-TG tuy là 3 pháp nhưng lại là 1, tuy là 1 nhưng lại là do 3 pháp duyên với nhau mà hợp thành.
Ví dụ.
- Khi ta rót nước vào một cái chai. Việc xác định cần phải rót đầy cái chai, phải dành sự kiên nhẫn trong một khoảng thời gian để rót từng dòng nước nhỏ cho đầy chai là Tinh tấn. Ta cũng cần phải chú tâm để căn ke sao cho dòng nước luôn vào giữa miệng chai là Chánh niệm. Hai tay và mắt phối hợp với nhau sao cho việc rót nước luôn vào giữa miệng chai, rồi cái bị rót phải nằm dưới cái được rót, khi gần đến miệng chai thì rót chậm lại, khi nước dâng lên gần đầy miệng chai thì dừng lại... là Tỉnh giác
Giới-Định-Tuệ là một pháp, pháp này do 3 nhân Giới, Định và Tuệ duyên với nhau mà hợp thành. Giới-Định-Tuệ có mối tương liên, tương hỗ, bổ trợ cho nhau
Tinh tấn-Chánh niệm-Tỉnh giác chính là Giới-Định-Tuệ, G-Đ-T là con đường tu tập tổng quát, còn TT-CN-TG là con đường cụ thể, chi tiết
Tinh tấn | Chánh niệm | Tỉnh giác | |
... | Trong lành | Định tĩnh | Sáng suốt |
Thận trọng | Chú tâm | Quan sát |
Tinh tấn (Sammā Vīrya)
Tinh tấn là chuyên cần, nhiệt tâm thực hành một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Trong Thiền quán, đỉnh cao của Tinh tấn là thiền 24/7.
TT–CN-TG là tập quán của các Bậc Thánh, của người Tỉnh thức (người có Tâm thánh)
“Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác” - “Vīrya - Sammā Sāti - Sampajañña”
“Quán chiếu trong Chánh niệm, rõ thấy rõ biết trong Tỉnh giác”
“Quán sát Tứ niệm xứ là Chánh niệm, rõ thấy rõ biết Thân-Thọ-Tâm-Pháp là Tỉnh giác”
- Chánh niệm là quán niệm Thân-Thọ-Tâm-Pháp - tức là biết Ta đang làm gì.
- Tỉnh giác là rõ thấy rõ biết Thân-Thọ-Tâm-Pháp - tức là rõ thấy rõ biết Ta đang làm như thế nào (rõ thấy rõ biết đối tượng Ta đang tỉnh giác).
- Tinh tấn là chuyên cần, nhiệt tâm thực hành một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Trong Thiền quán, đỉnh cao của Tinh tấn là thiền 24/7. Tinh tấn là thực hành Chánh niệm và Tỉnh giác một cách liên tục.
Chánh niệm và Tỉnh giác chính là Thiền quán, chính là Hồi quang phản chiếu (thay vì hướng tâm ra ngoài chạy theo đối tượng thì hướng vào nội tâm quán chiếu Thân, Thọ, Tâm, Pháp).
- Thánh soi nội tâm/bản thân -> Chánh niệm -> Công đức, Thánh trí
- Thánh soi đời, soi người -> Tâm phóng dật, Tâm trạo cử, Tâm thất niệm -> nhiều chuyện (tạo tác nên Nghiệp thiện/ác) -> Phiền não -> Vô minh -> Sinh tử luân hồi
Chánh niệm (Sammā Sāti)
Niệm là chú tâm, để tâm, chuyên tâm. Chánh niệm là tâm niệm chân chính, chú tâm đúng đắn.
Chánh niệm là Tâm hướng vào bên trong (tâm hướng nội, tâm niệm) để thanh lọc tâm cho bớt nhiễm ô và trở nên thanh tịnh hơn.
Chánh niệm chính là Tứ niệm xứ, là chú tâm (Tâm niệm) vào những Xứ (nơi) chân chính. Nơi chân chính (Xứ) là Thân, Thọ, Tâm, Pháp (Thân-Tâm, Danh-Sắc).
Chánh niệm tức là Tâm đang/luôn trọn vẹn với thực tại. Trọn vẹn với thực tại là cụ thể với cái gì? Thực tại chính là Tứ niệm xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp). An trú trong Thực tại tức là Tâm luôn trọn vẹn trong Thập nhị Xứ (12 Xứ), Thập bát giới (18 Giới).
Chánh niệm là ‘hay biết’ những gì đang diễn ra trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp (nội/trên Thân và Tâm)
"Không hồi tưởng quá khứ, đừng vọng tưởng tương lai, an trú trong hiện tại, Tuệ quán chính là đây".
Cần phải nhấn mạnh 2 chữ THỰC TẠI vì chỉ Thực tại hiện tiền mới là thật, còn hối tiếc quá khứ và lo lắng vị lai chỉ là những ảo tưởng do Tâm dựng lên.
Một vị Chư thiên hỏi:
“Những người thường lai vãng chốn rừng sâu.
Những bậc Thánh nhân, có đời sống đạo hạnh.
Mỗi ngày chỉ ăn một lần.
Tại sao các vị ấy trông có vẻ tự tại?”
Đức Phật đáp:
“Những vị ấy không than van sầu muộn những chuyện đã qua.
Không nóng nảy khao khát những gì chưa đến.
Mà chỉ tập trung tâm trí vào hiện tại.
Do đó các vị ấy tự tại”.
Chánh tinh tấn liên quan mật thiết với Chánh niệm - tức liên tục chú tâm quán niệm đến Thân (Kāyānupassanā), Thọ (Vedanānupassanā), Tâm (Cittānupassanā), và Pháp (dhammānupassanā).
Niệm thân, Niệm thọ, Niệm tâm, Niệm pháp. Suy niệm một cách chân chính về bốn đề mục trên có khuynh hướng tận diệt bốn sai lầm rất phổ thông trong đời sống là: Vui vẻ (Subha), Lạc (hạnh phúc, Sukha), Thường (Nicca), Ngã (Attā).
TT–CN-TG là tập quán của các Bậc Thánh, của người có Tâm thánh
“Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác” - “Vīrya - Sammā Sāti - Sampajañña”
“Quán chiếu trong Chánh niệm, rõ thấy rõ biết trong Tỉnh giác”
“Quán sát Tứ niệm xứ là Chánh niệm, rõ thấy rõ biết Thân-Thọ-Tâm-Pháp là Tỉnh giác”
Chánh niệm là quán niệm Thân-Thọ-Tâm-Pháp - tức là biết Ta đang làm gì.
Tỉnh giác là rõ thấy rõ biết Thân-Thọ-Tâm-Pháp - tức là rõ thấy rõ biết Ta đang làm như thế nào (rõ thấy rõ biết đối tượng Ta đang tỉnh giác).
Tinh tấn là chuyên cần, nhiệt tâm thực hành một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Trong Thiền quán, đỉnh cao của Tinh tấn là thiền 24/7. Tinh tấn là thực hành Chánh niệm và Tỉnh giác một cách liên tục.
“Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác
Trong lành - Định tĩnh - Sáng suốt
Thận trọng - Chú tâm - Quan sát”
Chánh niệm và Tỉnh giác chính là Thiền quán, chính là Hồi quang phản chiếu (thay vì hướng tâm ra ngoài chạy theo đối tượng thì hướng vào nội tâm quán chiếu Thân, Thọ, Tâm, Pháp).
Thánh soi nội tâm/bản thân -> Chánh niệm -> Công đức, Thánh trí
Thánh soi đời, soi người -> Tâm phóng dật (Tâm thất niệm) -> nhiều chuyện (tạo tác nên Nghiệp thiện/ác) -> Phiền não -> Vô minh -> Sinh tử luân hồi
Làm sao để TT-CN-TG giữa cuộc đời?
Giai đoạn 100% Thất niệm và Vọng niệm - - - - - -
Giai đoạn 50% Chánh niệm và Tỉnh giác (bữa đực bữa cái, lúc được lúc không) - - - - - - - -
Giai đoạn 100% Tinh tấn, Chánh niệm, Tỉnh giác (độc cư Thiền quán + Thiền định) —-----------------------
Chánh niệm tới đâu công đức tới đó. Chết trong Chánh niệm sẽ được tái sinh trong cảnh giới của các Chư thiên (Cõi trời). Vì sao? Vì Chánh niệm khắc kỵ với Phiền não, trong khi đó Phiền não là nguyên nhân tập khởi lên Nghiệp thiện/ác (Khổ tập đế, phi công đức).
TS. Tejaniya: “Thay vì cứ ca thán về những gì đang diễn ra hay không diễn ra, bạn cần phải trân trọng việc Chánh niệm, hay biết bất kể là đang hay biết về cái gì và học hỏi từ nó.
Chỉ mỗi Chánh niệm thôi thì không đủ! Sự khao khát muốn thực sự hiểu thấu được những gì đang diễn ra còn quan trọng hơn là chỉ cố gắng Chánh niệm. Chúng ta thực hành Thiền chánh niệm (Thiền Vipassana) là bởi vì chúng ta muốn hiểu biết.”
“Khi Tâm ghi nhận - hay biết trực tiếp (trực nhận) về một đối tượng nào đó trong hiện tại (Chánh niệm), hành giả sẽ không còn suy nghĩ gì nữa. Nếu bạn thực sự chỉ hay biết một cách trực tiếp, sẽ không còn tư tưởng nào sanh khởi trong tâm nữa. Nếu Tâm chánh niệm mạnh, Tâm tham (Lobha) loại thô sẽ không còn hiện hữu trong tâm được nữa. Nếu Tâm chánh niệm thực sự mạnh, thì sẽ không còn một Tâm tham nào có thể tồn tại trong tâm, khi đó cũng không còn Tâm sân (Dosa - nóng giận, bất mãn, khó chịu), không Tâm ngã mạn (Mana - so sánh mình với người, sinh ra tự ti mặc cảm hoặc kiêu ngạo), Tâm ghen tỵ (Issā), Tâm biển lận/gian lận/bủn xỉn/keo kiệt (Macchariya), Tâm trạo cử (Uddhacca - suy nghĩ động loạn, không kiểm soát được), Tâm hối quá (Kukkucca - sự ăn năn, hối hận, nuối tiếc), Tâm hôn trầm-thuỵ miên (Thina-Middha - dã dượi, lờ đờ, buồn ngủ) và Tâm nghi ngờ (Vicikiccha) gì nữa.
Hãy thử tưởng tượng xem, một nội tâm hoàn toàn không phiền não như thế sẽ tuyệt vời đến mức nào? Nó thực sự trong sạch, bình an và rất sáng suốt - người đã thực hành thiền lâu sẽ biết rất rõ điều này.
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sáng và an lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
Chỉ khi nào bạn đã tự mình trực tiếp chứng nghiệm được một nội tâm không có Phiền não (thuần khiết, thanh tịnh và
trong sáng), lúc đó bạn mới thực sự hiểu được sự cao thượng và an lạc của một nội tâm như vậy. Đó là lý do tại sao Tâm sở chánh niệm là một Thiện pháp, là Tâm đại thiện.” - TS. U Jotika
“Chánh niệm là ngôi nhà của Tâm. Vậy nên Tôi lấy Chánh niệm làm ngôi nhà của mình”
“Hãy làm việc quan trọng nhất đầu tiên, kẻo bạn sẽ không còn cơ hội để làm nó nữa.”
“Thân tôi chẳng có mẹ cha
Đất trời tôi nhận mẹ cha sinh thành
Tôi đây chẳng có cửa nhà
Chỉ có Chánh niệm mái nhà che thân
Với tôi sống, chết nào đâu
Chỉ có sóng thở nhịp cầu tử sinh”
TS. U Jotika
Tỉnh giác (Sampa Jañña)
Tỉnh giác là liễu tri (thấu triệt, quán triệt, tường tận) các pháp. Ví dụ: Thấy biết Danh-Sắc là Vô thường v.v... hay thấy biết sự việc lợi hại ra sao, thiện hay bất thiện như thế nào…
TT–CN-TG là tập quán của các Bậc Thánh, của người có Tâm thánh
“Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác” - “Vīrya - Sammā Sāti - Sampajañña”
“Quán chiếu trong Chánh niệm, rõ thấy rõ biết trong Tỉnh giác”
“Quán sát Tứ niệm xứ là Chánh niệm, rõ thấy rõ biết Thân-Thọ-Tâm-Pháp là Tỉnh giác”
Chánh niệm là quán niệm Thân-Thọ-Tâm-Pháp - tức là biết Ta đang làm gì.
Tỉnh giác là rõ thấy rõ biết Thân-Thọ-Tâm-Pháp - tức là rõ thấy rõ biết Ta đang làm như thế nào (rõ thấy rõ biết đối tượng Ta đang tỉnh giác).
Tinh tấn là chuyên cần, nhiệt tâm thực hành một cách liên tục, không ngừng nghỉ. Trong Thiền quán, đỉnh cao của Tinh tấn là thiền 24/7. Tinh tấn là thực hành Chánh niệm và Tỉnh giác một cách liên tục.
“Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác
Trong lành - Định tĩnh - Sáng suốt
Thận trọng - Chú tâm - Quan sát”
Chánh niệm và Tỉnh giác chính là Thiền quán, chính là Hồi quang phản chiếu (thay vì hướng tâm ra ngoài chạy theo đối tượng thì hướng vào nội tâm quán chiếu Thân, Thọ, Tâm, Pháp).
Thánh soi nội tâm/bản thân -> Chánh niệm -> Công đức, Thánh trí
Thánh soi đời, soi người -> Tâm phóng dật (Tâm thất niệm) -> nhiều chuyện (tạo tác nên Nghiệp thiện/ác) -> Phiền não -> Vô minh -> Sinh tử luân hồi
Làm sao để TT-CN-TG giữa cuộc đời?
Giai đoạn 100% Thất niệm và Vọng niệm - - - - - -
Giai đoạn 50% Chánh niệm và Tỉnh giác (bữa đực bữa cái, lúc được lúc không) - - - - - - - -
Giai đoạn 100% Tinh tấn, Chánh niệm, Tỉnh giác (độc cư Thiền quán + Thiền định) —-----------------------
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” cũng là một dạng Tỉnh giác. Tức là luôn có ý thức hướng “mũi tên tâm” (kim chỉ nam) về Chánh pháp.
Tâm có thói quen Chánh niệm thì luôn tỉnh giác với Thất niệm, Vọng niệm
Chánh kiến rõ ràng đầy đủ rồi thì tâm luôn tỉnh giác với Tà kiến, Tà tư duy, Tà pháp…
Luôn có ý thức dùng Chánh pháp để quán chiếu sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thế gian (Như lý tác ý)
Tỉnh giác là cảnh giác, ngăn ngừa Tưởng tri (Thọ-Tưởng-Hành) và Thức tri xen vào làm cho Chân tâm không bị ô nhiễm, canh chừng cái thấy biết không bị cuốn vào Trần cảnh, ngăn ngừa cái hay biết của Bản ngã không tiếp tục chủ quan nữa, làm cho Tánh biết (Tâm trong sáng nhận biết Trần cảnh một cách Chân như “như nó là”) được ổn định và duy trì lâu dài…
Tỉnh giác cảnh giác và phát giác ra Tâm ý đang dần hiện khởi từ mối tương giao Căn-Trần-Thức. Khi Tâm ý bị "Ta" phát giác thì nó sẽ tự động tiêu tan và biến mất.
Làm sao để TT-CN-TG giữa cuộc đời?
-
Giai đoạn 100% Thất niệm và Vọng niệm - - - - - -
-
Giai đoạn 50% Chánh niệm và Tỉnh giác (bữa đực bữa cái, lúc được lúc không) - - - - - - - -
-
Giai đoạn 100% Tinh tấn, Chánh niệm, Tỉnh giác (độc cư Thiền quán + Thiền định) —-----------------------