Phân biệt, nhận biết và quán chiếu Danh-Sắc (Nāma-Rūpa)
Phân biệt, nhận biết và quán chiếu Danh-Sắc (Nāma-Rūpa)
DANH-SẮC LÀ GÌ?
Con người và chúng sinh hữu tình nhận biết thế giới (Trần cảnh) qua 6 giác quan (Lục căn). Đối tượng của Lục căn (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn) là Lục trần (Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, Pháp trần)
- Lục căn (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn)
- Lục trần (Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, Pháp trần)
Danh/Tâm (Nāma)
Sắc
Sắc/Thân (Rūpa)
Danh-Sắc (Nāma-Rūpa)
PHÂN BIỆT DANH-SẮC
Phân biệt Danh-Sắc theo Căn-Trần-Thức
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
SẮC PHÁP | Nhãn căn | Nhĩ căn | Tỷ căn | Thiệt căn | Thân căn | Ý căn |
Sắc trần | Thanh trần | Hương trần | Vị trần | Xúc trần | Pháp trần | |
DANH PHÁP | Nhãn thức | Nhĩ thức | Tỷ thức | Thiệt thức | Thân thức | Ý thức |
Lục căn (6 Nội xứ) + Lục trần (6 Ngoại xứ) = 12 Xứ
Lục căn duyên với Lục trần khởi lên 18 Giới (18 Cảnh/Cõi giới)
"Trong chính tấm thân dài một trượng này, cùng với Tri giác và Tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian."
"Trong chính tấm thân dài một trượng này mà thế giới tập khởi, thế giới đoạn diệt."
Phân biệt Danh-Sắc theo Ngũ uẩn
Ngũ uẩn (Pañca Khandhā) | ||||
Sắc uẩn (Rūpa Khandhā) |
Thọ uẩn |
Tưởng uẩn (Saññā Khandhā) |
Hành uẩn (Saṅkhāra Khandhā) |
Thức uẩn (Viññāṇa Khandhā) |
SẮC (THÂN) | DANH (TÂM) |
THỰC HÀNH QUÁN CHIẾU DANH-SẮC
Quán chiếu Pháp duyên hợp (Pratītyasamutpāda)
Danh và Sắc duyên với nhau hợp thành chúng sinh hữu tình. Ví dụ con người bao gồm có 2 phần Thân (Sắc) và Tâm (Danh)
Quán sát Tứ đại chủng (Mahā Bhūta)
Sắc thân của con người
HỎI-ĐÁP (Q&A)
H: Qua đôi mắt, cái gì là Sắc, cái gì là Danh?
Đ: Hình thể, màu sắc (Sắc tướng) là Sắc pháp; tiến trình nhìn thấy (Thọ), phân biệt (Tưởng), phản ứng (Hành), nhận biết (Thức) được hình tướng/màu sắc là Danh pháp.
H: Qua lỗ tai, cái gì là Sắc, cái gì là Danh?
Đ: Âm thanh (Thanh tướng) là Sắc; lộ trình nghe thấy (Thọ), phân biệt (Tưởng), phản ứng (Hành), hay biết (Thức) được âm thanh là Danh
H: Qua lỗ mũi, cái gì là Sắc, cái gì là Danh?
Đ: Mùi hương (Hương tướng) là Sắc pháp; tiến trình ngửi thấy (Thọ), phân biệt (Tưởng), phản ứng (Hành), nhận biết (Thức) được mùi là Danh pháp.
H: Qua lưỡi, cái gì là Sắc, cái gì là Danh?
Đ: Mùi vị là (Vị tướng) Sắc; tiến trình nếm thấy (Thọ), phân biệt (Tưởng), phản ứng (Hành), nhận ra (Thức) được vị là Danh.
H: Những xúc chạm nơi Thân, cái gì là Sắc, cái gì là Danh?
Đ: Tính chất của (nóng-lạnh, nhám-mịn, cứng-mềm...) của đối tượng (Xúc tướng) là Sắc pháp Qua thân hay xúc chạm, thân xúc chạm có cảm giác là Sắc. Sự nhận thức tự nhiên hay tác động biết được lạnh, nóng, mềm, cứng là Danh. Tính chất lạnh, nóng, mềm, cứng tác động vào thân khi thân xúc chạm là Sắc; nhưng cảm giác đau đớn, bệnh hoạn vọp bẻ, ngứa, bao tử đau buốt và những cảm giác khác (thọ khổ trong thân) là Danh.
Nhờ thân này mà chúng ta biết được Sắc qua thân, Danh qua thân. Và nhờ những thứ này mà mọi pháp sẽ sanh khởi trong chúng ta vào thời điểm đó.
H: Qua não bộ (Ý căn, Tâm ý), cái gì là Danh, cái gì là Sắc?
Đ: Qua tâm là trong những oai nghi chính và tiểu oai nghi. Oai nghi chính là đi, đứng, ngồi, nằm. Tiểu oai nghi là duỗi tay ra, nắm tay lại và những cử động nhờ nơi thân như là duỗi tay chân, đánh răng, đi tắm, ăn uống, tiểu tiện, đại tiện, cúi đầu, lắc đầu hay quay đầu. Ðó là Sắc pháp qua tâm vì tâm ra lệnh cho những hành động đó. Nhưng sự nhận biết tự nhiên hay tác động biết được mình ngồi, nằm, đứng, đi là Danh. Suy nghĩ, trầm tư, cảm thấy buồn ngủ, tâm nghĩ lan man, giận dữ, mong muốn hay tham dục v.v… cũng là Danh pháp qua tâm.
Nhờ tâm mà chúng ta biết được Sắc “qua tâm” và Danh “qua tâm”. Bạn phải nhận biết được như vậy trong bất cứ pháp nào khởi lên rõ ràng trong chúng ta vào thời điểm đó. Thể nghiệm qua thân cũng dùng phương pháp tương tự. Ðiều quan trọng là ta phải biết cái gì là Sắc, cái gì là Danh.
“Chúng ta phải hiểu Danh-Sắc trước khi thực hành Thiền định. Những thứ này xuất hiện khi bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hay khi đi, đứng, ngồi, nằm...” - Thiền sư Upasika Naeb trong tác phẩm Phát Triển Tuệ Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa (x3)
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (x3)