Pháp duyên khởi (Paṭicca Samuppāda): 12 Nhân-Duyên
Pháp duyên khởi (Paṭicca Samuppāda): 12 Nhân-Duyên
CHIẾT TỰ & GIẢI NGHĨA
- "Duyên - Paccayā" có nghĩa là nương gá, nương tựa, tương liên, tương quan, tương hỗ, phù trợ, trương trợ, tương sinh...
- Duyên là điều kiện để các pháp tương hợp và hình thành. Đủ duyên là đủ điều kiện, có/hữu duyên là điều kiện đủ xuất hiện, "tùy duyên thuận pháp" là tùy thuộc vào điều kiện cần và đủ để ứng xử và ứng biến sao cho hợp tình hợp lý.
- "Duyên khởi" là một pháp nên gọi là Pháp duyên khởi (Pháp Duyên sinh Duyên diệt), là Tiến trình duyên hệ (12 Nhân Duyên). Duyên khởi là Duyên Sinh-Diệt-Hợp-Tan (Duyên sinh, Duyên diệt, Duyên hợp, Duyên tan) là sự nương gá của các pháp với nhau (Nhân-Duyên) để hình thành lên pháp mới (Quả).
- "Duyên sinh Duyên khởi, Duyên đoạn Duyên diệt" tức là cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt, cái này sinh thì cái kia tập khởi (xuất hiện), cái này đoạn thì cái kia diệt (tan biến).
PHÁP DUYÊN KHỞI (12 NHÂN-DUYÊN)
01. Vô minh (Avijjā) duyên Hành (Saṅkhāra) -> Avijjā paccayā Saṅkhārā
02. Hành (Saṅkhāra) duyên Thức (Viññāṇa)
03. Thức (Viññāṇa) duyên Danh-Sắc (Nāma-Rūpa)
04. Danh-Sắc (Nāma-Rūpa) duyên Lục nhập (Salāyatana)
05. Lục nhập (Salāyatana) duyên Xúc trần (Phassa)
06. Xúc trần (Phassa) duyên Thọ (Vedanā)
07. Thọ (Vedanā) duyên Ái (Taṇhā)
08. Ái (Taṇhā) duyên Thủ (Upādāna)
09. Thủ (Upādāna) duyên Hữu (Bhavataṇhā)
10. Hữu (Bhavataṇhā) duyên Sinh (Dukkha)
11. Sinh (Dukkha) duyên Lão-Bệnh-Tử (Dukkha)
12. Lão-Bệnh-Tử (Dukkha) duyên Vô minh (Avijjā)
Pháp duyên khởi (Paṭicca Samuppāda): 12 Nhân-Duyên |
Vô minh duyên Hành
...
Hành duyên Thức
...
Thức duyên Danh-Sắc
Danh-Sắc sinh do Thức (Thức có nên Danh-Sắc có) nên Thức dung dưỡng, che chở, bảo vệ Danh-Sắc giống như Mẹ đối với Con. Ngược lại, Danh-Sắc cũng làm những điều tốt đẹp để báo đáp, củng cố, làm thỏa mãn Thức. Như vậy Thức sinh Danh-Sắc cũng là để củng cố cho chính bản thân nó. Nói theo phương diện y học thì Danh-Sắc là kháng thể của Thức nên Thức sinh Danh-Sắc là để làm kháng thể bảo vệ cho mình.
Kết quả của Vòng luân hồi này là Sầu-Bi-Khổ-Ưu não (Khổ não, Phiền não)
12 Nhân Duyên khởi theo chiều thuận là Tập khởi (tập khởi, huân tập vô minh, phiền não khổ đau… -> Tập đế)
12 Nhân Duyên khởi theo chiều nghịch là Đoạn diệt (đoạn diệt vô minh, phiền não khổ đau… -> Diệt đế)
Hết vô minh thì Hành (Thân-Khẩu-Ý) dừng tạo nghiệp (Thức tái sinh, Nghiệp thức đoạn diệt).
Thức ăn của Vô minh là Lậu hoặc, thức ăn của Lậu hoặc là Vô minh -> Luân hồi (quan hệ tương hỗ)
Tương sinh tương khắc
Mỗi uẩn trong Ngũ uẩn là một tập uẩn. Do là Vô ngã (không thể tồn tại độc lập được) nên từng Uẩn thành phần này phải nương gá vào những Uẩn khác để cộng sinh và bảo vệ nhau theo mối quan hệ tương hỗ, có qua có lại (cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt). -> Chuỗi liên minh ma quỷ!
Hành sinh do Vô minh (Vô minh có nên Hành có) nên Vô minh dung dưỡng, che chở, bảo vệ Hành giống như Mẹ đối với Con. Ngược lại, Hành cũng làm những điều tốt đẹp để báo đáp, củng cố, làm thỏa mãn Vô minh. Như vậy Vô minh sinh Hành cũng là để củng cố cho chính bản thân nó. Nói theo phương diện y học thì Hành là kháng thể của Vô minh nên Vô minh sinh Hành là để làm kháng thể bảo vệ cho mình.
Vô minh cũng chấp thủ, nó không muốn bị đoạn diệt nên bằng mọi giá nó phải sinh ra Hành để khỏi bị diệt.
Thức sinh do Hành (Hành có nên Thức có) nên Hành dung dưỡng, che chở, bảo vệ Thức giống như Mẹ đối với Con. Ngược lại, Thức cũng làm những điều tốt đẹp để báo đáp, củng cố, làm thỏa mãn Hành. Như vậy Hành sinh Thức cũng là để củng cố cho chính bản thân nó. Nói theo phương diện y học thì Thức là kháng thể của Hành nên Hành sinh Thức là để làm kháng thể bảo vệ cho mình.
Hành cũng chấp thủ, nó không muốn bị đoạn diệt nên bằng mọi giá nó phải sinh ra Thức để khỏi bị diệt.
Thức cũng chấp thủ, nó không muốn bị đoạn diệt nên bằng mọi giá nó phải sinh ra Danh-Sắc để khỏi bị diệt.
Hành diệt nên Thức diệt, do Thức diệt nên Danh-Sắc diệt, do Danh-Sắc diệt nên Lục xứ diệt, do Lục xứ diệt nên Xúc diệt, do Xúc diệt nên Thọ diệt, do Thọ diệt nên Ái diệt, do Ái diệt nên Thủ diệt, do Thủ diệt nên Hữu diệt, do Hữu diệt nên Sanh diệt, do Sanh diệt nên Lão-Bệnh-Tử, Sầu-Bi-Khổ-Ưu não (Phiền não) đều diệt. Như vậy là toàn bộ Khổ uẩn này đoạn diệt.
Paṭicca Samuppāda (Liên Quan Tương Sinh / Thập Nhị Nhân Duyên) trong Tương Ưng Bộ Kinh:
“Đau khổ dẫn đến Tín (Saddhā);
Tín dẫn đến Vui thích (Hoan hỷ, Pāmojja);
Vui thích dẫn đến Hỷ Lạc (Pīti);
Hỷ dẫn đến Tịch tịnh (Khinh an, Passaddhi);
Tịch tịnh (Khinh an) dẫn đến An lạc (Sukha, hạnh phúc xuất thế gian);
An lạc dẫn đến Định (Samādhi);
Định dẫn đến Tri và Kiến đượ Thực/Chân tướng của vạn vật (Yathābhūta-ñāṇadassana, Như thị tri kiến);
Tri kiến chân tướng của sự vật dẫn đến khước từ, Chán nản (Nibbidā);
Chán nản dẫn đến Không luyến ái (Virāga);
Không luyến ái dẫn đến Giải thoát (Vimutti);
Giải thoát dẫn đến dập tắt mọi Ái (Taṇhakkhaya), tức là Đạo quả vô sanh (A-la-hán)”.
Tham khảo thêm:
- Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikāya) - Kinh tương ưng Nhân-Duyên - Phẩm Phật đà