Tam pháp ấn: Vô thường - Khổ - Vô ngã (Aniccā - Dukkha - Anattā)

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Tam pháp ấn (Tam tướng) của vạn pháp trong vũ trụ (Pháp hữu vi) đều có 3 đặc tính/tính chất/đặc điểm là Vô thường - Khổ - Vô ngã (Aniccā - Dukkha - Anattā)

TAM TƯỚNG - 3 ĐẶC TÍNH CỦA VẠN PHÁP

Tam pháp ấn (Tam tướng) của vạn pháp trong vũ trụ (Pháp hữu vi) đều có 3 đặc tính/tính chất/đặc điểm là Vô thường - Khổ - Vô ngã (Aniccā - Dukkha - Anattā)

Có một điều không bao giờ thay/biến đổi, đó là sự thay/biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra trên từng sát-na. Như vậy Tâm định trên từng sát-na liệu có phải là trạng thái vô vi? Định lực kiên cố trên từng Sát-na tâm đó có phải là Pháp vô vi (Niết bàn)?

VÔ THƯỜNG (ANICCĀ)

Thấu hiểu về Vô thường

Giáo lý Phật Pháp chỉ ra vạn vật (tất cả những hiện tượng, sự vật, sự việc... trong vũ trụ) đều vô thường, là các Pháp hữu vi:

Kinh Kim Cang
Nhất thiết Hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

"Tất cả Pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng/ảnh,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
"

Pháp hữu vi là... duyên hợp duyên tan

TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI VÔ THƯỜNG
Thể khẳng định Thể phủ định

- Hợp tan, giả tạm, giả hợp, nương gá, nương tựa, nương nhờ, cậy nhờ, tạm thời, tạm bợ, ô hợp...
- Sinh-diệt (sinh-trụ-hoại-diệt), hợp-tan, biến hoại, tan hoại, thành-bại, công cốc, dã tràng, chớp nhoáng, lãng xẹt...
- Biến đổi, bất định, biến hóa, bất ổn, biến hiện, thất thường, bấp bênh, thay đổi liên tục, bất định, phù du, mong manh, lênh đênh, đỏng đảnh...
- Nghịch đảo, đảo ngược, đảo chiều, điên đảo, thăng trầm, đầy vơi, cao thấp, lên xuống, đồ thị hình sin, hết thời, hết đà, lúc thế này lúc thế kia, đang thế này bỗng thế kia, trở mặt, lật mặt...
- Mai một, cạn kiệt, hao mòn, tiêu hao, cùn mòn, tiêu mọt, rơi rớt, han gỉ...
- Ảo vọng, mờ ảo, mông lung, lung lay, lỏng lẻo, mây khói, ảo ảnh, sương mù, bọt/bóng nước...

Không thường còn, không chắc chắn, không ổn định, không bền vững, không chắc thật, không bền chắc/vững, không cố/ổn định, không vĩnh cửu, không mãi mãi, không thể nắm bắt, không xác thực, không có điểm tựa, không nơi nương cậy, không có chỗ/nơi trụ, không thể an định, không thể đoán định, không an toàn, ...

Vô thường - Pháp duyên khởi

Pháp duyên khởi (Pháp duyên hợp, Pháp nhân duyên, Pháp điều kiện...) tức là các pháp được hình thành là do hữu duyên (đủ điều kiện), đủ duyên thì pháp tập khởi, hết duyên thì pháp tan hoại. Các pháp đều thất thường, biến đổi là do các điều kiện cấu thành lên pháp (chuỗi nhân duyên, duyên hệ, các yếu tố trợ duyên) thay đổi.

Chư pháp tùng duyên sanh, diệc tùng nhân duyên diệt.
Các pháp do nhân duyên mà được sinh ra (thuận duyên, duyên hợp) mà được sinh ra, cũng vì nghịch duyên mà bị hoại diệt (duyên tan).

"Còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng" - Ở đây, còn duyên là còn có cơ hội thỏa được dục vọng, hết duyên là hết thấy cửa thỏa mãn dục vọng. Vậy nên hãy luôn coi chừng cái dục nấp đằng sau cái duyên!
Nguyên nhân nào khiến các pháp hình thành? Đó là Ái-Thủ-Hữu. Do ái mà các pháp hấp dẫn nhau, tạo điều kiện và có cơ hội hợp thành pháp mới. Do Thủ mà các pháp quấn quít, gắn kết, nương tựa và bảo vệ nhau (cố thủ). Do Hữu mà các pháp gắn kết chặt chẽ với nhau và định hình nên các tướng kiên cố (cố hữu).

Từ vựng tương đương: giả tạm, giả họp, nương gá, nương tựa, hợp tan, tạm thời, tạm bợ, bất định, thất thường, bấp bênh, biến đổi, tạm bợ, thay đổi liên tục, bất ổn, mong manh, biến đổi, biến hoại, tan hoại, biến hóa, biến hiện

Vô thường - Pháp sinh-diệt

...vơi đầy, lên xuống, cao thấp, sinh-diệt (sinh-trụ-hoại-diệt)

- Vô thường khi quán chiếu ở góc độ thời gian là những Pháp sát-na (sinh-diệt trên từng sát-na) là những pháp sinh lên rồi diệt ngay một cách chớp nhoáng, nhanh như điện xẹt, thậm chí nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng. Đây là những pháp vi tế cần phải có Tâm vi tế mới cảm nhận được. Ngyaf nay khoa học đã
- Vô thướng nếu nhìn nhận ở góc độ không gian là những Pháp sinh-trụ-hoại-diệt là những Pháp chu kỳ. Đây là những pháp mà tâm và con mắt phàm phu cũng có thể cảm nhận và nhìn thấy được.

Vô thường - Pháp hữu lậu

Hữu lậu = mai một, cạn kiệt, hao mòn, tiêu hao, rơi rớt, cùn mòn, yếu/kém dần, tiêu xài là hết, tiêu mau thì chóng hết, không tiêu sài cũng vơi mòn...

- Mai một, cạn kiệt, hao mòn, tiêu hao, cùn mòn, cùn mọt, rơi rớt, thăng trầm, đầy vơi, cao thấp, lên xuống, đồ thị hình sin...

"Phước báu Nhân-Thiên hữu lậu" - phước báu ở cõi trời hay cõi người đều hữu lậu: tiêu là vơi, xài là hết, không tiêu xài thì cũng bị rơi rớt, hao mòn.
- Ví dụ ở cấp độ vĩ mô: Mặt trăng được dự đoán là càng xa Trái đất vì lực hấp dẫn đang dần cạn kiệt nhưng và cuối cùng không thể thắng được lực ly tâm của mặt trăng. Trong khi đó trái đất sẽ bị hút vào mặt trời vì lực ly tâm của trái đất đang yếu dần trong khi lực hấp dẫn của mặt trời sung sức hơn.
- Ví dụ ở cấp độ vi mô:
Có đức mặc sức mà ăn >< Phúc bất hưởng tận

Vô thường - Pháp điên đảo (đảo nghịch)

Tưởng/nghĩ/cho/muốn là ổn (hay, đúng, tuyệt, ngon, hơn, chắc, chuẩn mực…) mà lại không ổn (không hay, không đúng, không tuyệt, không ngon, không hơn, không chắc, không chuẩn mực…)
Tưởng/nghĩ/cho là như thế này nhưng cuối cùng lại là thế khác, không đúng như những gì ta cho/tưởng/nghĩ/muốn là.
Vậy nên vạn pháp trên đời đều là bất đắc như ý, không như kỳ vọng, sinh rồi diệt, hợp rồi tan.

Đối nghĩa của Vô thường - Pháp vô vi

Ngược nghĩa của Vô thường (Pháp hữu vi) là Pháp vô vi, là chân thường, thường còn, thường xuyên, vĩnh cửu, vĩnh hằng, thường hằng, thường định, ổn định, an định, mãi mãi, bất biến, kiên cố, vững chắc, an toàn, không sinh không diệt, bất tử…

KHỔ / BẤT ĐẮC NHƯ Ý (DUKKHA)

- Bất đắc: trong vũ trụ này, với tâm tham của mình thì con người không bao giờ đắc/có được một thứ gì trọn vẹn cả.
- Như ý: trên cuộc đời này, với tâm tham dù ít hay nhiều, vơi hay đầy thì con người không bao giờ thấy được điều gì như ý muốn (bất toại nguyện, không như ý).
"Như ý" là thái độ của chủ thể còn "bất đắc" là thuộc tính của đối tượng/khách thể. Tâm tham này là gốc rễ của muôn vàn cảnh khổ trong tâm của con người (Khổ tâm), ở các cấp độ nặng nhẹ khác nhau.

Thiểu dục tri túc (bớt muốn sẽ thấy đủ) >< Thêm/tăng muốn sẽ không bao giờ biết/thấy đủ

...

VÔ NGÃ (ANATTĀ)

...