Trung đạo (Madhyamā Pratipad) - Con đường ở giữa

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Trung đạo (Madhyamā Pratipad, Majjhimā Paṭipadā) - Con đường ở giữa

Trung đạo (Madhyamā Pratipad, Majjhimā Paṭipadā) như thế nào? [thu gọn] [mở rộng]
    1. Giới-Định-Tuệ
    2. Nội xứ và Ngoại xứ

Trung đạo (Madhyamā Pratipad, Majjhimā Paṭipadā) - Con đường ở giữa

Trung đạo (Madhyamā Pratipad, Majjhimā Paṭipadā)
Trung đạo (Madhyamā Pratipad, Majjhimā Paṭipadā)

Giới-Định-Tuệ

Sống và đi trên con đường trung dung (Trung đạo) là Giới,ống s và đi trên con đường trung dung (Trung đạo) là Định, sống và đi trên con đường trung dung (Trung đạo) là Tuệ

Nội xứ và Ngoại xứ

Cân bằng và hài hòa giữa 6 Nội xứ và 6 Ngoại xứ là Trung đạo

Hợp tình hợp lý

Chân đế - Tục đế

Hữu ái cũng chẳng Phi hữu ái -> Tâm quân bình, trung dung

Thái quá - Bất cập

Khi thấy có điều gì bất cập, con người thường tìm cách bổ sung thêm (cập nhật, tự cấp tự túc, nâng cấp, cập/kịp thời...) cập nữa cập mãi cho tới khi điều này trở nên thái quá. Ngược lại khi nhận ra điều gì đó thái quá thì điều chỉnh giảm bớt đi

"...Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vào bất kỳ điều gì trên đời..." (Kinh Tứ Niệm Xứ - Trung Bộ)

"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" (Kinh Kim Cang). Câu này có nghĩa là: “Chỉ khi tâm trụ vào chổ vô trụ thì Chân tâm mới hiển lộ”. Trụ vào chổ vô trụ (tức là không trụ vào cái gì hết) mới thực sự là chỗ trụ vững chắc nhất của Tâm an định.có nghĩa là đừng bám chấp vào bất kỳ điều gì mà khởi tâm. Nếu tâm bị (dính mắc, mắc kẹt vào một ý niệm nào đó thì

"Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma” (Tương Ưng Bộ Kinh)

Ví dụ

[10/01/2025 10:16:42] Tathātā Vinh: "Vạn pháp duy tâm tạo"
[10/01/2025 10:17:08] Tathātā Vinh: Tức là duy tâm 100%
[10/01/2025 10:18:28] Tathātā Vinh: Nhìn ở góc độ người đã giác ngộ và giải thoát
[10/01/2025 10:18:45] Tathātā Vinh: Chứ ko phải của người đang tu tập
[10/01/2025 10:36:36] Tân Phạm: Đúng r a ơi
[10/01/2025 10:36:49] Tân Phạm: Tất cả đều do Tâm thôi
[10/01/2025 10:37:27] Tân Phạm: Tâm mình thế nào thù sẽ như thế ấy thôi
[10/01/2025 10:38:12] Tân Phạm: Ví dụ sáng nay có 1 việc gì đó làm mình không hài lòng thì Tâm sinh ra lúc đó toàn là chấp thủ
[10/01/2025 10:38:57] Tân Phạm: Ngũ căng đóng lại bám chấp không mở ra đón nhận thêm ý kiến hay năng lượng tích cực nào nữa
[10/01/2025 10:39:30] Tân Phạm: Ràng buộc Tâm lại
[10/01/2025 10:39:41] Tân Phạm: Ngược lại
[10/01/2025 10:41:18] Tân Phạm: Hôm nay mình mở Tâm ra đón nhận âm thanh hình ảnh cảnh quan lời nói 1 cách nhẹ nhàng ngũ căng mở ra mà Tâm lúc đó ko phát sinh ra ý nghĩ tiêu cực nào
[10/01/2025 10:41:33] Tân Phạm: Thì cũng như mình đang ở niết bàn an lạc
[10/01/2025 10:42:09] Tân Phạm: Bản chất là không bám chấp, không phát sinh phiền não, hiểu rõ cuộc sống vô thường
[10/01/2025 10:47:41] Tathātā Vinh: ĐP dạy không chấp trước vào bất kỳ điều gì
[10/01/2025 10:50:32] Tathātā Vinh: Chấp vào duy tâm hay duy vật cũng là chấp. Chấp có cái này thì sẽ chấp không cái kia và ngược lại
[10/01/2025 10:51:40] Tathātā Vinh: Vạn pháp đều vô thường, bám chấp vào duy tâm sẽ dẫn tới khổ đau mà thôi
[10/01/2025 10:52:46] Tathātā Vinh: Vậy nên mới có con đường trung đạo. Không chấp vào duy tâm (Tánh) cũng chẳng chấp vào duy vật (Tướng)
[10/01/2025 10:53:56] Tathātā Vinh: Thầy thấy ntn?
[10/01/2025 10:58:28] Tathātā Vinh: Không chấp vào bất kỳ ý niệm nào, ko có chuyện cái này tạo ra cái kia. Nếu thấy cái này tạo ra cái kia thì rồi có lúc sẽ thấy sai và lại thấy chính cái kia tạo ra cái này
[10/01/2025 10:58:45] Tathātā Vinh: Trung đạo là không có đúng ko có sai...
[10/01/2025 11:19:05] Tathātā Vinh: Ko chấp tức là ko chấp có Phật, có ma. Chính vì chấp rằng có Phật nên sinh tâm nương tựa, chấp có ma nên sinh tâm sợ hãi, trốn chạy
[10/01/2025 11:19:58] Tathātā Vinh: Không gì hết, chẳng có ai cả, tất cả đều không mới là Chánh đạo, là con đường trung đạo
[10/01/2025 12:45:24] Tathātā Vinh: Như vậy, câu trả lời "đúng" đối với câu này sẽ là vừa đúng vừa sai, không đúng cũng chẳng sai
[10/01/2025 12:46:45] Tathātā Vinh: Ai mà cứ chấp vào đúng sai thì sẽ điên đảo (khổ)
[10/01/2025 12:55:42] Tân Phạm: Dạ

Con đường trung đạo = Tâm không

    Bởi vì
  Yêu, thiện cảm, thích, nghiền/nghiện, mê đắm, cúng kính, thích thú - Hữu ái Ghét, ác cảm, chê, ghê/tởm, chán ngán, kinh thường, sợ hãi - Phi hữu ái  
  Được (Lābha) Mất (Alābha)   
  Vinh (Yasa) Nhục (Ayasa)  
k Đúng Sai  
  Xa Gần  
  Nhanh, mau/chóng Chậm, lâu  
  Xa, viễn Gần, cận  
  Cúng kính Khinh thường  
  Không  
  Có thể, Tin Không thể, Không tin  
  Phải Trái  
  Thuận Nghịch  
  Tốt Xấu  
  Nên (khuyến khích, cần thiết) Không nên (khuyến cáo, can ngăn, không cần thiết)  
  Hay Dở  
  Đẹp, xinh Xấu  
  Giỏi Dốt, kém  
  Thiện Ác  
  Lành Dữ  
  Trên Dưới  
  Trong Ngoài  
  Nhập Xuất  
  Cao Thấp  
  Nhiều Ít  
  Tăng Giảm  
  Lời, lãi Lỗ  
  Hơn Kém, thiệt  
  Thắng Thua  
  Nhanh, mau Chậm, lâu  
  Động Tĩnh  
  Rỗng Đặc  
  Vinh, tiếng thơm, danh tiếng Nhục, tai tiếng  
  Sạch, tịnh, thanh khiết Bẩn, cấu uế  
  Gốc Ngọn  
  Khen Chê  
  Hạnh phúc Khổ đau, bất hạnh  
  Vĩ mô (lớn lao) Vi mô (nhỏ nhoi)  
  Tích phân Vi phân  
  Sinh Tử  
  Nam, trai, phu, chồng, cha, ông Nữ, gái, phụ, vợ, mẹ, bà  
  Cứng, cương Mềm, nhu  
  Mạnh, khỏe Yếu, ốm/yểu  
  Nhân Quả  
  Dương Âm  
  Có thể, Được Không thể, Không được  
  Chăm chỉ Biếng nhác, lười nhác  
  Chủ, sếp Tớ, nhân viên  
  Giàu, sang, phú quý Nghèo, hèn, bần hàn/tiện  
  Khắt khe Buông thả  
  Tập trung quá đáng Lơ là, lãng đãng, buông lơi  
  ... ...  
  Không đối đãi nhị nguyên (không phân biệt, không chấp trước, bám chấp vào những khái/ý niệm)  

Không cố chấp vào đúng cũng chẳng dính chấp vào sai.
Không yêu cũng chẳng ghét.
Không quyến luyến cũng chẳng vô cảm.
Không khắt khe cũng chẳng buông thả.
Không bám chấp vào hạnh phúc cũng chẳng trốn chạy khỏi khổ đau.
Không thái quá cũng chẳng cực đoan.

...

     
  Ngày Đêm
  Sáng Tối
  Dương Âm
  Đông Tây
  Nam Bắc
     

Buông xả, buông bỏ là xả bỏ những gì?

Buông xả những khái niệm nhị nguyên

Buông bỏ pháp thế gian

Đạo Phật không chán đời mà cũng chẳng yêu đời. Đạo Phật là rõ thấy rõ biết cuộc đời. (sư Thích Giác Khang)

Tin đúng thì chuyển hóa vào 4 đường thiện/lành, tin sai thì bị đọa lạc vào 4 cõi dữ/ác. Đạo Phật không có vấn đề tin hay không tin. Tin đúng hay tin sai đều là những cái xiềng hết, có khác chỉ là cái xiềng sắt hay xiềng vàng mà thôi. Khi đã rõ thấy rõ biết rồi thì hành giả không còn đặt vấn đề tin hay không tin nữa (sư Thích Giác Khang)

Không có Phật cũng chẳng có Ma. Nếu thấy có Phật thì sẽ sinh tâm nương tựa, cúng kính (Hữu ái). Nếu thấy có Ma thì sẽ sinh tâm xua đuổi, sợ hãi (Phi hữu ái). Cả 2 tâm ái (Ái) này đều dẫn tới chấp thủ/bám chấp (Thủ) và hiện hữu (Hữu).

Không có người tốt, không có kẻ xấu, không có người giàu sang, không có kẻ nghèo hèn, không có nam nữ, không có xinh-xấu.... CHẲNG CÓ AI CẢ! (TS. Ajahn Chah)

"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", "... không nương tựa, không chấp trước vào bất kỳ điều gì trên/trong đời...chính là biểu hiện của tinh thần Trung đạo.

Có Chánh niệm thì mới có Chánh định. Chánh niệm là đi Con đường ở giữa (Trung đạo), Ttâm không bị chi phối bởi Hữu ái (yêu) và Phi hữu ái (ghét).
Không Ái thì Tâm sẽ chẳng bị chấp thủ (Thủ) và hiện hữu (Hữu) vào bất kỳ một pháp nào nữa. Tâm không bị hai bên giằng co, rung lắc bởi các Pháp thế gian (8 ngọn gió đời) nữa thì sẽ trở nên an định (Chánh định).
Tuy nhiên, Trung đạo vẫn chưa đúng đối với Bậc chánh đẳng chánh giác. Nhưng đây là con đường để có Tuệ. Khi có Tuệ rồi ta sẽ học tiếp để biết thế nào là Pháp vô vi.

Khi ta đi Con đường ở giữa thì sẽ bị thế lực ở hai đầu nó ghét và phá quấy. Không đứng bên này hay bên kia, cũng chẳng đứng ở giữa thì lại bị ba bên chúng quấy phá. Đành chịu thôi, ta kiên định ôm lấy gốc cây Giới luật (ôm lấy Thầy), khi đó chúng muốn đụng vào ta thì sẽ va vào gốc cây nên mọi sự rồi cũng ổn (sư Thích Giác Khang và tổ sư Minh Đăng Quang)

Khôn cũng chết (4 đường thiện), dại cũng chết (4 đường ác), chỉ có biết Trung đạo là sống. Tuy nhiên "sống" là hiện hữu, là còn bị mắc kẹt nên so với Đạo Phật (con đường giải thoát) thì vẫn còn "sai". Trung đạo vốn chỉ là con đường, là phương tiện (Kinh Trạm Xe). Trạm xe cuối của Con đường ở giữa đã hoàn thành sứ mệnh, và cứu cánh sẽ là Pháp vô vi.
Đến một lúc nào đó thì Con đường trung đạo cũng cần phải xả ly, buông bỏ. Vì sao? Bởi còn thấy cái gì ở giữa (đối tượng) tức là còn Ngã chấp (còn chủ thể là Bản ngã, chưa Vô ngã).

Đức Phật: “Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức... Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”

Có lẽ đi con đường ở giữa là khó nhất, phải hao tâm tổn trí để giữ cân bằng (khổ nhất) nên sinh tâm từ bỏ nốt. Và lúc đó ải cuối cùng là Ngã luận thủ nó xuất hiện
Lý luận của Tâm dục: Cảm giác, cảm xúc mà cõi trời đem lại nó đẹp và sung sướng mê ly rụng rốn như vậy nỡ lòng nào rời bỏ. Niết bàn liệu có phải là bánh vẽ? Chắc gì Niết bàn đã sung sướng an lạc bằng Cõi trời? ...