Từ điển Phật Pháp (Buddhist Dhamma Dictionary)
Từ điển Phật Pháp (Buddhist Dhamma Dictionary)
TÀI LIỆU PHÁP HỌC
"Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhassa" - "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"
Idam Nona, tinam Hotu Sukita Hontuna tayo
Trang web Phật Pháp uy tín
theravada.vn, budsas.org, vdpzoom.com, thuvienhoasen.org
Sách eBook Phật Pháp
- Đức Phật và Phật Pháp [.PDF, Web]
- Phân tích Duyên khởi - Paṭṭhāna Pakaraṇa (Nhân-Duyên-Quả-Nghiệp, 12 Nhân Duyên)
- Vi Diệu Pháp toát yếu - Abhidhammattha Saṅgaha
- Học Tứ diệu đế và Vi diệu pháp (A-tỳ-đàm)
- Thanh tịnh đạo - Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm)
Thực hành thiền
- Thiền minh sát (Vipasana)
- Thiền định (Samatha)
Thiền sư
Đừng coi thường phiền não (TS. U Tejaniya)
Chỉ mỗi Chánh niệm thì chưa đủ (TS. U Tejaniya)
Pháp ở mọi nơi (TS. U Tejaniya)
Càng chấp vào Nhị nguyên (đúng sai, tốt xấu, hay dở...) thì càng khởi lên những Ý xấu (Tà kiến). Ý (Tà kiến) -> Nghĩ (Tác ý, tư tác) -> Khổ
Một khi rơi vào suy nghĩ thì Ý lúc này trở thành Pháp trần, là nguyên liệu duyên lên vô số các ý nghĩ xấu (Tà kiến) khác...
Ý nghĩ. Ý đi trước, nghĩ đi sau. Ý khởi lên rồi mời nghĩ miên man. Ý do Vô minh và Nghĩ là do Hành.
Nghĩ là khổ (Hành khổ), càng chìm càng sâu vào trong suy nghĩ miên man (đặc biệt là những suy nghĩ xấu ác) thì có nghĩa là càng chìm trong bể khổ (chìm sâu xuống Lục đạo luân hồi).
Trọn vẹn trong thực tại tức là trọn vẹn trong các giác quan (Lục căn), trọn vẹn trong Căn-Trần-Thức, trọn vẹn trong Cái biết nguyên thủy và trong sáng (không có Tác ý tốt-xấu, không khở tâm yêu-ghét, không có Thọ-Tưởng-Hành).
Trọn vẹn trong thực tại là toàn giác trong thực tại, cảm nhận thực tại bằng Lục căn một cách toàn diện. Cảm nhận thực tại trọn vẹn là cảm nhận toàn diện 6 Nội xứ (chủ thể) và 6 Ngoại xứ (đối tượng) mà vẫn không phân biệt trong-ngoài, ta-nó…
Thực tại viên mãn là không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Trọn vẹn trong thực tại là thấy biết Căn và Trần (12 Xứ) đều là các pháp nên không còn phân biệt nhị nguyên (nó-ta, trong-ngoài, trên-dưới, tốt-xấu, hay-dở, sang-hèn, giàu-nghèo, thơm-thối, thiện-ác, sướng-khổ...).
"Ta" lúc này bao gồm cả chủ thể (Căn) lẫn đối tượng (Trần). "Ta" chính là cái dở/xấu/khổ (khó chịu) đó, "Ta" cũng chính là cái hay/tốt/sướng (dễ chịu) đó. Tất cả các pháp nhị nguyên đó đều là "Ta", "tâm của Ta" thể nhập vào vạn pháp nên không còn thấy "Ta" ở đâu cả. “Ta” là 6 Nội xứ và cả 6 Ngoại xứ, 12 Xứ này cũng chính là “Ta”. “Ta” là tất cả, tất cả đều là “Ta”. “Ta” là tất cả, tất cả đều là “Ta”.
Trọn vẹn trong thực tại là "Ta" đang xem các thước phim của chính cuộc đời ta đang diễn ra. Lúc này "Ta" là người xem phim chứ không phải là diễn viên trong phim. "Ta" không phải là bất kỳ một vai diễn nào. Cho dù nhân vật trong phim đang là một ngài tỷ phú hay gã ăn mày thì "Ta" vẫn an nhiên tự tại mà quan sát, không khởi tâm yêu thích hay ghét chê. Đó chỉ là một vai diễn do đạo diễn Nghiệp lực sắp xếp.
Nó vậy (Nhân) nên phải như vậy (Quả)
Nó vẫn vậy (Nhân) nhưng lại không còn như vậy nữa (Quả)
A
A-la-hán
A-la-hán (Đạo quả vô sanh, Tứ quả, Bậc vô học) là Thánh quả cuối cùng, Các vị chứng đắc quả vị thánh cao tột này đoạn diệt hoàn toàn được 5 Triền cái và 10 Kiết sử.
A-la-hán thuộc hàng Chư Phật cùng với Bích Chi Phật (Phật Độc Giác) và Phật Chánh Đẳng Chánh Giác.
"Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".
A-tăng-kỳ
1 A-tăng-kỳ = 10¹⁴⁰ năm
A-lại-da thức (Alaya)
Alaya thức được xem là thức căn bản của mọi hiện tượng, nên còn gọi là Tàng thức (kho tàng thức). Thức này chứa đựng mọi sự trải nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần.
Khái niệm A-lại-da thức là cơ sở của Duy thức tông (Bắc tông), qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của "con người", của "cá nhân". Theo đó, các chủng tử (sa. bīja), tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng. Các tư tưởng có tính riêng tư đó tác động trong mối liên hệ với Vô minh (sa. avidyā) và Ngã chấp (sa. ātmagrāha) làm cho con người ta tưởng rằng có một con người đứng sau mọi hành động của mình. Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp, và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng luẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm (vạn pháp duy tâm tạo, tam giới duy tâm vạn pháp duy thức). Theo đó thế giới chỉ là phản ánh của A-lại-da thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó. A-lại-da thức thường được xem như là "sự thật cuối cùng", có khi được gọi là Chân như (sa. tathatā). Theo một quan điểm Phật giáo khác thì A-lại-da thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ (Pháp tướng tông).
Nói một cách dễ hiểu nhất, A-lại-da thức được ví như một kho tàng của các loại hạt giống (gồm những thiện và bất thiện nghiệp) mà một chúng sinh đã tạo ra trước đó được huân tập không sót một chi tiết nhỏ nào. Khi gặp thời cơ thuận lợi, một hoặc nhiều hạt giống (tốt và xấu) sẽ được đưa ra, gieo trồng và trổ quả, kết quả là chúng sinh được sinh ra phải hưởng những quả do những kiếp quá khứ đã làm ra mà không thể trốn tránh, chối bỏ nó, những hạt (chủng tử) này sẽ liên tục được trau dồi vào kho tàng A-lại-da thức cho đến khi chúng sinh đó hoàn toàn đạt được giác ngộ.
A-lại-da thức (Tàng thức) trong Duy thức học ~ Lậu hoặc trong Vi diệu pháp
A-tỳ-đàm (Abhidhamma)
A-tỳ-đàm = Vi diệu pháp (Abhidhamma). Abhidhamma dịch ngữ là A-tỳ-đàm, dịch nghĩa là Vi diệu pháp (Pháp vi tế và diệu kỳ).
A-tỳ-đàm = Vi diệu pháp = Thắng pháp
Ác kiến
Ác kiến = Tà kiến. Ác kiến là những Kiến giải bất thiện
Xem thêm: “Tà kiến”, "Kiến giải", "Ác pháp", "Bất thiện pháp"
Ác pháp
Ác pháp = Bất thiện pháp. Xem “Bất thiện pháp”
An lạc (Sukha)
An lạc là cảm giác hạnh phúc viên mãn nơi Thân và Tâm (Khinh an)
An lạc (Sukha) >< Khổ (Dukkha)
An trú
An trú là trạng thái của Tâm định
An trú là sống hòa hợp với và trong Cảnh giới hiện tại (ứng xử, thái độ phù hợp). Sống trong cõi Dục giới về bản chất là ta đang bơi trong cái bể Trần cảnh bị nhiễm ô bởi Dục lậu (bị Ái nhiễm cả bên trong lẫn ngoài Thân-Tâm). Biết chấp nhận thực tại và lấy tinh thần Hoa Sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, lấy nhiễm ô làm vật chất để dung dưỡng cho tinh thần thăng hoa (hương thơm).
An trú là giữ Thân và Tâm cân bằng ở cả 2 khía cạnh vật chất và tinh thần (Trung Đạo). Mất cân bằng sẽ dẫn tới động loạn. Động loạn Thân thì ảnh hưởng tới Tâm và ngược lại. Giống như cốc nước bị rung lắc thì nước bên trong sẽ bị sóng sánh, ánh sáng bị khúc xạ khiến mọi vật khi được phản chiếu qua bề mặt nhiễu loạn đó sẽ không còn “y như nó là” nữa (sai lệch, thiếu sáng suốt).
An trú là trở về với Thực tại hiện tiền đang diễn ra trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp (Tứ niệm xứ). Đức Phật: "Không hồi tưởng quá khứ, đừng vọng tưởng tương lai, an trú trong hiện tại, Tuệ quán chính là đây". Đây là Pháp tu trực diện và hữu hiệu nhất, là Pháp bảo Đức Phật đã ban tặng cho con người.
Định là phương tiện, không phải là mục đích: Không nên coi Định như là một mục đích, cứu cánh của ta. Dụng công của Định là để nuôi dưỡng tâm, để quán sát thực tại Tục đế (tương đối) và Chân đế (tuyệt đối, Bản thể).
Thanh tịnh và Tỉnh giác là những kết quả mà Thiền sẽ mang đến cho ta. Phần đông chúng ta đều muốn được an lạc. Ai cũng muốn được bình yên, muốn được có cảm giác vui sướng, mãn nguyện. Trong Thiền định, nếu ta thoáng bắt được cảm giác an lạc đó, ta sẽ hạnh phúc biết bao. Nhiều người đã thỏa mãn khi đạt được đến trình độ đó. Nhưng thanh tịnh (trạng thái của Tâm định, Tâm an trú) không phải là mục đích của Thiền. Đó chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh. Thanh tịnh là phương tiện. Sự tỉnh giác trong nội tâm mới là cứu cánh. Phương tiện rất cần thiết nhưng không thể lầm lẫn chúng với cứu cánh. Nhưng vì phương tiện đó tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, ta trở nên bám víu vào chúng.
An trú trong Tâm thiện, Tâm thanh tịnh (tụng Kinh niệm Phật là một ví dụ). An trú lâu dài trong một tâm nào đó thì tâm đó sẽ tăng trưởng lên, quảng đại thêm.
Kinh Song Tầm và An Trú Tầm có nội dung tuơng tự, nhưng được triển khai dưới hai hình thức khác nhau dành cho hai hạng căn cơ khác nhau:
Kinh Song Tầm thuật lại kinh nghiệm loại bỏ Dục tầm, Sân tầm và Hại tầm của Đức Thế Tôn khi còn là Bồ tát. Do vì Tâm của Bồ tát thuần thiện nên chỉ cần tác ý đến mối nguy hiểm của Bất thiện tầm thì Bất thiện tầm liền tiêu mất. Hoặc giả, Bồ tát chỉ tác ý đến Thiện tầm thì Bất thiện tầm cũng tiêu biến.
Hầu hết các căn cơ ở đời có Tập khí bất thiện tầm để lại từ quá khứ, và tập quán Bất thiện tầm đến từ ảnh hưởng của văn hóa xã hội đương thời quá mạnh nên sự tác ý đến mối nguy hiểm của Bất thiện tầm, hoặc sự tác ý đến Thiện tầm, không đủ sức mạnh giác tỉnh để tiêu diệt các Bất thiện tầm ấy. Do đó, trong Kinh An Trú Tầm, Đức Thế Tôn chỉ dạy thêm các phương cách đối trị.
Các phương cách đối trị các bất thiện tầm
Tác ý năm tướng:
Khi hành giả tác ý một tướng nào mà Dục tầm, Sân tầm, Hại tầm sanh khởi, thì nên tác ý đến một Tướng thiện khác để đoạn diệt các Bất thiện tầm.
Nếu làm như thế mà Bất thiện tầm vẫn sinh khởi, thì quán sát sự nguy hiểm của các Bất thiện tầm ấy, chúng sẽ tiêu biến.
Nếu làm thế mà Bất thiện tầm vẫn tồn tại, sinh khởi, thì nên quên chúng đi, không tác ý đến chúng, chúng sẽ bị diệt.
Nếu làm thế mà bất thiện tầm vẫn khởi thì tác ý đến hình thái và chức năng, Hành tướng (Ākāra) của chúng, chúng sẽ diệt.
Nếu đã làm thế mà vẫn chưa đoạn diệt được Bất thiện tầm, thì chỉ còn cách sau cùng là khởi ý thật mạnh, quyết tâm mạnh, dũng mãnh, nghiến răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng, dùng ý chế ngự ý, nhiếp phục ý thì dần dần các Bất thiện tầm sẽ trở nên muội lược, rồi tiêu biến.
Bấy giờ thì tâm hành giả trở nên rất định tĩnh, làm chủ được các Tầm, có thể tác ý đến tầm nào theo ý muốn, hành giả sẽ đi đến điểm cắt đứt khát ái, kiết sử, chấm dứt khổ đau.
Kinh An Trú Tầm và các kinh từ 11 đến 19, kiết tập những chỉ dẫn rất thiết thực, nhất quán giới thiệu một đạo lộ giải thoát tâm mà bất cứ ai muốn đều có thể thực nghiệm. Đạo hay giải thoát là những gì rất thực, có thể nắm bắt được ngay trong hiện tại. Đối với những ai còn ham muốn, đắm say dục lạc, xem dục lạc như là lẽ sống, sống là hưởng thụ dục lạc thì 10 kinh vừa giới thiệu: từ 11 đến 20 trở nên xa lạ, lạc lõng, không thiết thực. Nhưng, đối với tâm hồn nghiêm túc có khát vọng giải thoát, nghiêm túc muốn thể nghiệm con đường giải thoát của Phật giáo, thì 10 Kinh vừa kể chói sáng lên những ánh hào quang tuyệt vời, từng dòng kinh là từng dòng châu ngọc. Đó là kho tàng vô giá.
Đến với Phật giáo, với các giá trị giải thoát là đến với thực hành. Đến để mà thấy, mà không phải đến với thế giới hý luận. Học Phật là thế! Diễn pháp là thế!
Xem thêm: “Định”, “Kinh song tầm”, “Kinh an trú tầm”
Ác
Ác = Bất thiện -> Xem “Bất thiện”
Xem thêm: “Ác kiến”, “Tà ác”, “Ác pháp”
Ác kiến
Xem “Kiến hoặc”
Ái (Taṇhakkhaya)
Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái. Tam ái là nguồn gốc, nguyên nhân của khổ đau (Tập đế). Luyến ái thuộc phạm trù Dục thủ trong Tứ thủ (xem thêm “Tứ thủ”, “Dục thủ”, “Ly dục”)
Ái (Taṇhā): “Do Ái phát sanh sầu muộn, do Ái phát sanh lo sợ. Người đã trọn vẹn thoát khỏi Ái không còn sầu muộn, càng ít lo sợ”. Kinh Pháp Cú câu 216.
Ái là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh, là nguyên nhân của bao nhiêu điều bất hạnh trong đời. Chính Ái - dù là thô tục hay vi tế - đều khiến ta bám víu vào sự sống dưới mọi hình thức và, do đó, dẫn dắt ta mãi mãi phiêu bạc trong vòng sinh tử luân hồi.
Hình thức thô kệch nhất của Ái được giảm s uy khi ta đắc Đạo Quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm, Sakadāgāmi), tầng thứ nhì trong Tứ Thánh Quả, và tận diệt khi đắc Đạo Quả Bất Lai (A Na Hàm, Anāgāmi). Đến khi chứng đắc Đạo Quả Vô Sanh (A La Hán, Arahant) mới hoàn toàn dập tắt mọi hình thức vi tế của Ái.
Cả hai, đau Khổ và Ái chỉ có thể được tận diệt bằng cách đi theo con đường “Trung Đạo” mà Đức Phật đã vạch ra để thành đạt hạnh phúc tối thượng (Niết Bàn).
Đối tượng của Ái trong Chân đế: Sắc ái, Thanh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái
Đối tượng của Ái trong Tục đế (Thế gian): Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy
Ái (Taṇhā, luyến ái) gồm có: Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái.
Từ đồng nghĩa với luyến ái: mong muốn (có/đạt cái gì, trở thành), ham muốn, mong cầu, khát vọng, khát khao, thèm khát, đam mê, thích thú, yêu thích, hâm mộ, ưa thích, ái mộ, yêu mến, mến mộ…
Dục ái (Kāma Taṇhā): là lòng khao khát các dục trần khả ái, thuộc bản thân mình hay đối với Trần cảnh (Sắc ái, Thanh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái). Dâm dục, Dục vọng đối với người khác giới tính thuộc Sắc ái. Lưu ý, Dục ái khác với Tham ái. Nói cách khác Tham ái nằm trong Dục ái.
Hữu ái (Bhava Taṇhā): Hữu ái là yêu thích, muốn giữ lại cảm thọ dễ chịu (chấp thủ, dính mắc, bám chấp vào Thọ lạc), mong muốn có điều gì đó trong cuộc đời -> sinh ra Tâm tham
Phi hữu ái (Vibhava Taṇhā): Phi hữu ái là ghét bỏ, uốn xua đuổi, trốn tránh cảm thọ khó chịu (chấp thủ, dính mắc, bám chấp vào Thọ khổ), không muốn có trong cuộc đời -> sinh ra Tâm sân
Cả Hữu ái và Phi hữu ái đều có thiên hướng chấp thủ.
Chấp thủ Hữu ái (Ái hữu) là điều ai cũng nhận ra dễ dàng
Chấp thủ Phi hữu ái: Nuôi dưỡng lòng thù hận là nuôi dưỡng nỗi khổ/điều ta ghét, dung dưỡng điều bất đắc như ý (Khổ dâm) nhằm phục vụ cho một Dục ái sâu xa. Ví dụ: Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai (khổ dâm) để chờ tới ngày vui sướng khi nhìn thấy kẻ thù bị tiêu diệt/khổ đau (Tâm tầm diệt).
“Căn bản của Vô minh là Tham ái”, “Thiểu dục tri túc”, “Ly dục sinh Hỷ-Lạc”
Xuất gia cắt tóc là Tướng, Xuất gia cắt Ái (Ly dục) mới là Tánh.
“Từ đây xin bỏ hình hài
Cắt dây tham ái, lìa người quyến thân
Chuyện đời xem tựa phù vân
Sớm hôm trì trí chuyên cần lo tu.”
“Ở đây này các Tỳ kheo. Ly dục, ly Bất thiện pháp chứng và trú tầng Thiền thứ nhất - một trạng thái Hỷ-Lạc do Ly dục sanh, có Tầm, có Tứ…” - Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành).
# Đúc kết:
Ái-Thủ-Hữu là Hành. Vậy Ái là Hành, Hành do Vô minh vậy Ái là Vô minh
Ái là nguyên nhân của Khổ, của phiền não. Vậy Ái (Tham ái, Dục ái) thuộc Khổ đế (Dukkha)
Ly dục (xả ly, buông xả Dục ái) là Diệt đế
CHỦ THẾ
ĐỐI TƯỢNG
THÁI ĐỘ (PHẢN ỨNG TÂM, ĐỐI ĐÃI)
ÁI
Dục ái
Thỏa dục, thỏa mãn
mong cầu, tầm cầu, mưu cầu, kiếm tìm, săn đuổi, khát khao, mơ ước, thương nhớ, tơ tưởng, nhớ nhung, mong mỏi, ve vãn, gạ gẫm, nịnh nọt, xu nịnh,
PHIỀN NÃO (gốc Tham, Sân, Si)
Hữu ái (Lạc ái)
Dễ chịu (Hỷ-Lạc)
yêu, thích, thiện cảm, hài lòng, quý trọng, trọng vọng, mến mộ, lưu luyến, thương mến, khuyến khích, khuyến nghị, ca ngợi, khen ngợi, trìu mến, hứng thú, thú vị, phấn khích…
Phi hữu ái (Khổ ái)
Khó chịu: (Ưu-Khổ)
ghét, ác cảm, phản cảm, khinh thường/bỉ, tầm diệt, tầm hại, bất mãn, xua đuổi, xa lánh, trốn tránh, đe dọa, khinh thường, phiền phức, than phiền, phàn nàn, khuyến cáo, nhàm chán, chán nản, chửi bới, la mắng, chê trách, hận thù, oán hận…
Xem thêm: Tham dục (Ái, Sắc, Danh, Thực, Thùy), Tham ái (yêu thương người và muốn được người yêu thương)
Ái kiết sử
Ái kiết sử = sợi dây trói buộc vào Tham dục, Tham ái
Ngày đêm day dứt nhớ mong
Ái-Thủ-Hữu
Thân-Khẩu-Ý chính là Hành (Tâm hành, Tâm tạo tác), mà Hành chính là Ái-Thủ-Hữu.
Hành thuộc về quá khứ do Nghiệp lực, Ái-Thủ-Hữu là Hành trong hiện tại có tính chất tạo tác, tạo nghiệp
Ái-Thủ-Hữu = Hành = Ngã luận thủ
Xem chi tiết tại đây
Ái trong cõi Sắc giới (Bhava Taṇhā)
Ái trong cõi Vô sắc giới (Vibhavataṇhā)
Ái dục muốn sanh về cõi Vô sắc giới là các người tham thiền khi đắc các cõi thiền hữu sắc rồi chán nản suy xét rằng: “Còn sắc tướng đây thì có ngày cũng còn phải sinh-lão-bện-tử, nếu ta đắc được các cõi thiền vô sắc (Arūpajhāna) thì còn có xác thân đâu mà già đau chết được? Rồi ham muốn hành cho đắc các cõi thiền vô sắc ấy (bốn cõi ấy là Không Vô Biên thiên, Thức Vô Biên thiên, Vô Sở Hữu thiên và Phi Phi Tưởng thiên) hoặc là người có đoạn kiến cho rằng khi chết rồi thì mất luôn không còn sanh lại đâu nữa. Ưa thích như thế cũng gọi là ái dục trong cảnh vô sắc.
Ấm
Thức ấm, Ngũ ấm
B
Ba-la-mật (Pāramitā)
Ba-la-mật là “qua bờ bên kia”, Đáo bỉ ngạn, vượt thoát, đưa đến giải thoát. Pháp ba-la-mật là pháp giúp đưa chúng sanh từ bờ mê sang bờ giác (giải thoát).
Trí tuệ ba-la-mật tức là trí tuệ đem tới sự giải thoát, trí tuệ thấu triệt (Sacchikātabba), trí tuệ vô lậu, Tuệ thấy hoàn toàn đúng như thật (như nó là).
Ba-la-mật là chặt đứt, đoạn lìa, đoạn diệt Vô minh và Phiền não. Vậy nên Ba-la-mật = Trí tuệ bát nhã; Vô minh = Phiền não, Lậu hoặc. Nói một cách có hình tượng thì Ba-la-mật chính là thanh gươm sắc bén của Trí tuệ bát nhã.
“Bể ái hà là dây oan nghiệt.
Danh lợi tình càng siết càng đau.
Muốn ra khỏi chốn đồ lao.
Dùng gươm trí huệ cắt ngay lòng phàm”
10 pháp tu Ba-la-mật
Pháp tu Ba-la-mật (pháp tu để có Ba-la-mật) là công phu tu tập đoạn trừ, đoạn diệt được Vô minh, Lậu hoặc, diệt trừ rốt ráo những Phiền não Tham-Sân-Si ẩn tàng dưới tầng sâu trong Tâm thức. Ba-la-mật là Quả cứu cánh - tức là việc tu tập đã phát huy được tác dụng và hiệu quả (Nhân mới thù thắng) chứ không phải pháp tu (phương tiện) đó là Ba-la-mật. Ba-la-mật cao nhất là Lậu tận minh (Quả vị Phật)
Hạnh chân thật: chân thành, thực lòng, không giả dối, không xúc xiểm. “Thành tín tình tối thượng!”.
Kiên quyết: quyết tâm dứt khoát, không lưỡng lự, do dự. Phát tâm tu tập một cách mãnh liệt, kiên quyết. “Một lời thề nguyện con ơi, thần linh chứng giám đất trời tỏ thông”.
Xuất gia: Xuất gia = (Xuất thế tục gia + Xuất phiền não gia + Xuất tam giới gia). Thân xuất gia (Tướng), Tâm xuất gia (Tánh). Xuất thế gian đồng nghĩa với Ly dục, Ly ác pháp.
Tâm từ bi: nhận thức sâu sắc rằng chúng sanh đang sống trong bể khổ. Việc họ vô minh (ác tâm, tà tâm, gây phiền não, chướng ngại cho chúng sinh khác) khiến họ càng chìm sâu vào trong bể khổ. Những phiền toái, chướng ngại họ gây ra cho mình không đáng gì so với quả họ sẽ phải nhận -> Phát tâm từ-bi-hỷ-xả, cứu độ chúng sinh.
Nhận thức rõ rằng những chướng ngại, phiền não ta gặp trong đời dều là Nghiệp quả của Nghiệp nhân trong quá khứ -> thanh thản, an nhiên chấp nhận trả nợ, đã vay thì phải trả -> Phát tâm từ-bi-hỷ-xả, cứu độ chúng sinh.
Bố thí: Tinh thần của Bố thí ba-la-mật là nhận thức rõ rằng “Trên đời này không có gì là của mình”, “những gì ta đang có chỉ là đồ cho mượn chứ không phải đồ ban tặng”. Tất cả là do Nhân Duyên mà có nên hãy dùng những gì mà thiên nhiên cho mượn đi chia sẻ cho những chúng sanh kém may mắn.
Trì giới: Giới tướng và Giới tánh (Giới thanh tịnh, bất sát bất ác). Tâm sinh Tướng cho nên hãy chú tâm vào tính chất của Giới (nội dung) thay vì biểu hiện của Giới (bề ngoài). Lợi mình-người-chúng sinh, không hại mình-người-chúng sanh chính là Trì giới.
Tinh tấn: nỗ lực, chuyên cần đoạn trừ Ác tâm và Ác pháp
Nhẫn nại: nhẫn nhịn, kiên nhẫn, nhẫn nhục, kiên trì
Thiền định ba-la-mật -> nhận diện, nắm bắt và làm chủ Tâm
Trí tuệ ba-la-mật/Bát nhã ba-la-mật (Paññā Pāramitā): Pháp học, Tư duy pháp, Thiền quán (Pháp hành)
Bố thí ba-la-mật (Dāna Pāramitā): Bố thí đáo bỉ ngạn, Thí ba-la-mật, Bố thí độ vô cực. Cũng dịch là bố thí hoàn toàn tuyệt đối, hay hoàn thành Bố thí, trong đó có cả ba loại Tài thí, Pháp thí và, Vô úy thí. Bậc trí là đem lại cả lợi ích Thế gian và lợi ích xuất Xuất thế gian cho cúng sinh (Bố thí ba-la-mật). Bố thí ba-la-mật tức là bố thí Chánh pháp dẫn tới trí tuệ giải thoát
Trì giới Ba-la-mật (Śīla-pāramitā), hay còn gọi là Giới độ vô cực. Cũng có nghĩa là tuyệt đối, trì giới hoàn toàn, hay hoàn thành trì giới, tức là chỉ cho việc trì giữ luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới, chúng có khả năng đối trị nghiệp ác khiến cho thân và tâm thanh tịnh.
Nhẫn nhục Ba-la-mật (ksānti-pāramitā) hay An nhẫn Ba-la-mật, Nhẫn nhục độ vô cực. Cũng dịch là tuyệt đối, an nhẫn hoàn toàn, hay hoàn thành nhẫn, tức là chỉ cho việc tu tập nhẫn nại oán hại, An nhẫn chịu khổ, xét kỹ pháp nhẫn có khả năng đối trị sân nhuế, khiến tâm trụ vào an ổṇ
Tinh tấn Ba-la-mật (vīrya-pāramitā), hay Tinh tấn độ vô cực. Cũng có thể dịch là tuyệt đối, hoàn toàn tinh tấn, hoàn thành tinh tấn, trong đó có cả hai tinh tấn thân và tâm. Tinh tấn siệng năng tu tập các thiện pháp, hành đạo, lễ tụng, giảng thuyết, siêng giúp, khai hóa, tức là chỉ cho thân siêng năng tinh cần tu tập bố thí, trì giới thiện pháp và tâm siêng năng hành thiện đạo, tâm tâm liên tục miên mật siêng năng tu tập nhẫn nhục, thiền định trí tuệ. Cho nên tinh tấn cả khả năng về hai mặt thân và tâm để đối trị với căn bệnh lười biếng của ác pháp sinh trưởng các pháp lànḥ.
Thiền định Ba-la-mật (dhyāna-pāramitā), hay Tịnh lự Ba-la-mật, Thiền độ vô cực. Cũng có thể dịch là tuyệt đối, thiền định hoàn toàn, hay hoàn thành thiền định, tứ là chỉ cho sự tu tập tịnh lự hiện pháp lác trú, tịnh lự đưa đến thần thông, tịnh lự lợi lạc hữu tình, chúng có khả năng đối trị loạn ý, nhiếp giữ ý niệm đối tượng bên trong không cho chạy theo các duyên bên ngoài.
Bát nhã Ba-la-mật (prajñā-pāramitā), người Trung quốc dịch nghĩa, phiên âm trí tuệ Ba-la-mật, hay Minh độ vô cực. Cũng có thể dịch là tuyệt đối, trí tuệ hoàn toàn, hoàn thành trí tuệ, có nghĩa được tuệ thế tục, tuệ duyên thắng nghĩa, tuệ duyên hữu tình, có khả năng chấm dứt ngu si, biết rõ thật tướng các pháp hiện hữu và biến dịch.
kkk
Tài thí
Pháp thí
Vô úy thí
Bản ngã (Āttā)
Bản ngã = Chấp Ngũ uẩn là Ta
20 Pháp chấp (Uẩn chấp, Thủ uẩn):
SẮC CHẤP
THỌ CHẤP
TƯỞNG CHẤP
HÀNH CHẤP
THỨC CHẤP
Ta là Sắc
Sắc là Ta
Ta ở trong Sắc
Sắc ở trong Ta
Ta là Thọ
Thọ là Ta
Ta ở trong Thọ
Thọ ở trong Ta
Ta là Tưởng
Tưởng là Ta
Ta ở trong Tưởng
Tưởng ở trong Ta
Ta là Hành
Hành là Ta
Ta ở trong Hành
Hành ở trong Ta
Ta là Thức
Thức là Ta
Ta ở trong Thức
Thức ở trong Ta
“Xá Lợi Tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ-Tưởng-Hành-Thức diệc phục như thị.”
Bản ngã >< Vô ngã
Cho rằng một trong năm Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Bản ngã, gọi là Thân kiến (Sakkāya Diṭṭhi) hay Ngã kiến (Atta Diṭṭhi), là “nắm giữ/chấp thủ/bám chấp vào Ngũ uẩn (Pañcupādānakkhandha).
Bát chánh đạo
Bát chánh/thánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Chánh ngữ (Sammā Vācā)
Nói năng, phát ngôn theo đúng Chánh pháp
Giới (Sīla)
Chánh nghiệp (Sammā Kammanta)
Hành động theo đúng Chánh pháp
Chánh mạng (Sammā Ājīva)
Sinh sống, mưu sinh theo đúng Chánh pháp
Chánh tinh tấn (Sammā Vāyāma)
Chăm chỉ, chuyên cần, siêng năng theo đúng Chánh pháp
Định (Samādhi)
Chánh niệm (Sammā Sati)
Chú tâm, quán chiếu theo đúng Chánh pháp
Chánh định (Sammā Samādhi)
Thiền định, định và tịnh tâm theo đúng Chánh pháp
Chánh kiến (Sammā Diṭṭhi)
Thấy biết, hay biết theo đúng Chánh pháp
C
Cao thượng
Hạ liệt >< Cao thượng
Dục hạ liệt (mong muốn thỏa mãn dục vọng, ích kỷ, vị kỷ, ái kỷ) >< Dục cao thượng (ước nguyện, đại đồng, bác ái, vị tha, mong cầu quốc thái dân an)
Cảm thọ (Vedanà)
Thọ là cảm giác (Thân), cảm tình (Tâm) trải nghiệm trên đối tượng (Lục trần).
5 loại cảm thọ: Lạc (Sukha), Khổ (Dukkha), Hỷ (Somanassa), Ưu (Domanassa) và xả (Upekkhā)
Cảm giác là cảm thọ của Thân (Sắc). Cảm tình là cảm thọ của Tâm (Danh).
Thọ hỷ (Somanassa), Thọ ưu (Domanassa) là các Cảm thọ trong Tâm
Thọ lạc (Sukha), Thọ khổ (Dukkha) là các Cảm thọ trên Thân
Thọ = Tâm sở thọ = Cảm thọ (Vedanà)
Thọ xả = buông xả, xả lý các cảm thọ (Khổ thọ, Lạc thọ) trong Tâm
Xả thọ là một Tâm sở trung tính (không lạc cũng chẳng khổ)
Cảm thọ của Tâm (cảm xúc) khác với cảm thọ của Thân - cảm giác của Ngũ căn (Thị giác, Thính giác, Khứu giác, Vị giác, Xúc giác).
Cảm thọ của Tâm = Thọ uẩn (Lạc thọ, Khổ thọ, Xả thọ)
Xem “Thọ”, “Tâm sở thọ”, “Tâm sở biến hành”
Cảnh
Trần cảnh, Sắc cảnh và Vô sắc cảnh. Trần cảnh là cảnh trong Cõi dục giới, Sắc cảnh là cảnh trong Cõi sắc giới, Vô sắc cảnh là cảnh trong Cõi vô sắc giới.
Lục trần là 6 Trần cảnh ở cõi Dục giới: Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, Pháp trần.
Sắc cảnh là Cảnh giới thiền (Thiền cảnh) ở cõi Sắc giới: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Ngũ thiền
Vô sắc cảnh là Cảnh giới định (Định cảnh) ở cõi Vô sắc giới: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng-phi phi tưởng xứ.
Cảnh giới tướng thay đổi khi thân hoại mạng chung (Nghiệp quả). Cảnh giới tâm thay đổi ngay lập tức khi nhận thức thay đổi (Tâm thức được chuyển hóa). Cõi giới là nơi tiếp nhận chúng sinh có Tâm và Tướng có cảnh giới tương ưng với nhau (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu).
“Tức cảnh sinh tình” = “Đối Cảnh sinh Tâm”
“Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền” - “Đối diện với Trần cảnh mà tâm bất động, thì không cần phải hỏi Thiền là gì nữa”
Đối cảnh sinh nhiều Tâm (Tâm vương + nhiều Tâm sở)
Đối cảnh sinh ít Tâm
Đối cảnh mà không có Tâm (Tâm duy tác)
Cảnh sinh Tâm, Tâm bắt Cảnh:
Nhìn thấy Bất tịnh tướng (Cảnh) thì nhận thức thay đổi. Nhận thức thay đổi thì Tâm từ-bi-hỷ-xả khởi sinh.
Nhìn thấy Đối ngại tướng, Tịnh tướng (Cảnh) thì nhận thức thay đổi. Nhận thức thay đổi thì Tâm phiền não Tham-Sân-Si khởi sinh.
Cảnh sinh Tâm. Phản ứng của Tâm chấp ngã (Bản ngã) đối với Cảnh chính là Phiền não.
Căn-Trần-Thức xúc Thọ-Tưởng-Hành -> Ý thức -> Kiến giải -> Phiền não
Cảnh giới
Cảnh giới = Cảnh
Cận định (Upacāra Samādhi)
Sát-na định (Khanika Samādhi) -> Cận định (Upacāra Samādhi) -> Nhập định (Định sâu, Đại định)
Căn
Ngũ căn, Lục căn, Căn thức, Căn cơ, Căn cốt
Lục căn thu thúc giới = Thủ hộ lục căn = Tu lục căn
Lục căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn
6 căn là công cụ để con người nhận biết vạn pháp (Cảnh, Trần cảnh) trong Pháp giới. 5 Căn đầu thuộc phần Thân (Sắc), căn cuối cùng thuộc phần Tâm (Danh).
Lục căn là chủ thể, Lục trần là đối tượng
Lục trần còn được gọi là 6 ngoại xứ, Lục căn còn được gọi là 6 nội xứ
Đối tượng của 6 căn là vô số Trần cảnh. Căn và Trần duyên với nhau sinh ra vô số Thức (Tâm vương và Tâm sở). Do có vô số Tâm nên Tâm tầm cầu nhảy nhót hết cảnh này sang cảnh khác để thỏa mãn Dục trần (Sắc dục, Thanh dục, Hương dục, Vị dục, Xúc dục, Pháp dục). Tâm nhảy nhót lăng xăng không ngừng nghỉ là Tâm phóng dật. Tâm phóng dật là một trong hai Tâm si. Tâm phóng dật cũng là Tâm hành tạo tác nên Phiền não và Nghiệp gọi là Hành khổ (1 trong 3 loại Khổ).
Như vậy sống trong vô số tâm là đồng nghĩa với vô số Phiền não. Sống với vô số Phiền não là sống trong “bể khổ” và vô minh.
-> Định tâm trên một đề mục (1 Trần cảnh duy nhất) nên chỉ còn một tâm duy nhất là Nhất tâm (Tâm Định Xả Thọ) là phương pháp đối trị khổ đau và vô minh.
Xem thêm: “Lục trần”, “Lục thức”, “Căn-Trần-Thức”, “Thập nhị Xứ”, “Thập bát Giới”, “Tịnh sắc căn” (Thắng nghĩa căn), “Phù trần căn”
Căn thiện (Mūlakusala)
Xem: “Thiện căn”
Căn-Trần-Thức
Xem “Căn”, “Trần”, “Thức”, “Thập nhị Xứ”, “Thập bát Giới”
“Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền” - “Đối diện với Trần cảnh mà tâm bất động, thì không cần phải hỏi Thiền là gì nữa”
Căn-Trần-Thức (Vật lý-Sinh lý-Tâm lý)
Lục trần - đối tượng của 6 Căn (Nội xứ) là vật lý
Lục căn - chủ thể tương tác với 6 Trần là sinh lý
Căn (sinh lý) tương giao với Trần (vật lý) xúc lên Thức (Tâm lý, phản ứng tâm, Tâm hay biết, Thức biết)
Căn-Trần-Thức (tập khởi) >< Thức-Trần-Căn (đoạn diệt) -> VinhPN
Căn-Trần-Thức xúc Thọ-Tưởng-Hành -> Ý thức -> Kiến giải -> Phiền não
Cảnh sinh Tâm. Phản ứng của Tâm chấp ngã (Bản ngã) đối với Cảnh chính là Phiền não
Chánh
Chánh = Chính
Chánh biến tri (Pariññeyya)
Chánh biến tri là thấy biết tất cả các pháp, là cái biết cùng khắp không gian thời gian chẳng có năng sở đối đãi, tức là cái biết bản thể Phật tánh, khắp thời gian thì chẳng sanh diệt, gọi là Niết Bàn; khắp không gian thì chẳng có quá khứ và vị lai, gọi là Như Lai.
Xem thêm “Biến tri”
Chánh đẳng chánh giác
Đức Phật là bậc A-la-hán Chánh Đẳng Chánh Giác (Chánh đẳng giác). Chánh đẳng giác có nghĩa là bình đẳng giác ngộ tất cả các pháp (Sắc pháp và Danh pháp trong Pháp giới đều bình đẳng):
Từ con kiến, hòn đá, cây cối, động vật đến sơn hà đại địa, hành tinh ngôi sao… tất cả trong cái thấy biết của Ngài, đều không ngoài Tứ đại (Thủy, Địa, Hỏa, Phong) cho nên không có sự phân biệt cái này to hay nhỏ hơn, cái này giá trị, quan trọng hơn cái kia.
Thánh trí của Ngài nhận biết con người (hay chúng sinh hữu tình) bằng Ngũ uẩn chứ không còn phân biệt người này xấu, người kia đẹp (hay dở, thiện ác, cao thấp, sang hèn, giàu nghèo, khôn ngu…). Tất cả chúng sinh hữu tình đều chỉ là đều sự duyên hợp giữa Sắc pháp và Danh pháp,
P
Pháp vô vi (Asaṅkhāra)
- Pháp hữu vi (Saṅkhāra) là Pháp duyên hợp, là do Nhân-Duyên hợp thành (Duyên hợp, Duyên sinh, Duyên diệt, Duyên tan) -> Vô thường. Động loạn, suy nghĩ, tạo tác, tư tác, bị cuốn vào, bị chi phối, tạo Nghiệp, thọ nhận Quả báo, sinh-diệt…
- Pháp vô vi (Asaṅkhāra) không phải là Pháp duyên hợp, là Niết Bàn, là sự tịch tịnh, tịch diệt hoàn toàn, là thái độ khách quan “như nó là” (Chân như, Chân tâm), là trạng thái an nhiên tự tại, vô Quả báo, vô Nghiệp, không sinh không diệt…
Pháp vô vi (Asaṅkhāra)
- Pháp hữu vi (Saṅkhāra) là Pháp duyên hợp, là do Nhân-Duyên hợp thành (Duyên hợp, Duyên sinh, Duyên diệt, Duyên tan) -> Vô thường. Động loạn, suy nghĩ, tạo tác, tư tác, bị cuốn vào, bị chi phối, tạo Nghiệp, thọ nhận Quả báo, sinh-diệt…
- Pháp vô vi (Asaṅkhāra) không phải là Pháp duyên hợp, là Niết Bàn, là sự tịch tịnh, tịch diệt hoàn toàn, là thái độ khách quan “như nó là” (Chân như, Chân tâm), là trạng thái an nhiên tự tại, vô Quả báo, vô Nghiệp, không sinh không diệt…
S
Sắc tướng
Sắc tướng, Thanh tướng, Hương tướng, Vị tướng, Xúc tướng, Pháp tướng
T
Tuệ (Paññā)
Chánh tư duy (Sammā Saṇkappa)
Suy nghĩ, tư duy theo đúng Chánh pháp
Trong tám đạo chi này thì:
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thuộc về Giới (Sīla)
Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định thuộc về Định (Samādhi)
Chánh kiến, Chánh tư duy thuộc về Tuệ (Paññā)
Theo thứ tự phát triển, Giới (Sīla), Định (Samādhi) và Tuệ (Paññā) là ba giai đoạn của con đường giác ngộ. Cụ thể, 8 chi của Bát thánh đạo tương ứng với 8 Tâm sở (Cetasika) luôn luôn nằm trong bốn loại Tâm siêu thế (Lokuttara citta) với đối tượng là Niết bàn. 8 Sở hữu tâm (Tâm sở) ấy gồm:
Tuệ quyền (Paññindriya) = Tâm sở trí tuệ (Paññācetasika)?
Tầm (Vitakka)
Ba điều cần kiêng tránh (Virati) -> Xem “Tâm sở giới phần”
Tinh Tấn (Viriya)
Niệm (Sati)
Nhất tâm (Tâm nhất hướng, Ekaggatā).
Tất cả 8 Tâm sở này cho thấy tâm trạng của người có chú nguyện cố gắng thành đạt giải thoát.
Hành giả nào thấm nhuần và sống (ăn, ngủ, thở, làm việc) trong Bát chánh đạo thì sớm hay muộn (không nay thì mai, không kiếp này thì kiếp sau) sẽ trở thành Thánh nhân. Tại sao? Vì hành giả đã gieo đúng nhân (Chánh pháp), gieo đúng Nhân thì sẽ trổ đúng Quả. Vì đây là con đường 8 chi duy nhất dẫn đến Đạo quả, là con đường duy nhất đoạn diệt phiền não, đau khổ, sinh tử luân hồi!
Hiểu BCĐ - Tư duy BCĐ - Thâm nhập BCĐ - Thực hành BCĐ - Chứng đắc BCĐ
BCĐ là con đường duy nhất vì có đủ Giới-Định-Tuệ
“Này các Tỳ kheo,
- Với người Tà kiến, có Tà tư duy.
- Với người Tà tư duy, có Tà ngữ.
- Với người Tà ngữ, có tà Nghiệp.
- Với người Tà nghiệp, có Tà mạng.
- Với người Tà mạng, có Tà tinh tấn.
- Với người Tà tinh tấn, có Tà niệm.
- Với người Tà niệm, có Tà định.
- Với người Tà định, có Tà trí/Tà tuệ.
- Với người Tà trí, có Tà giải thoát.
Như vậy, này các Tỳ kheo, do Tà tánh đưa đến thất bại.”
—
“Và này các Tỳ kheo,
- Với người Chánh kiến, có Chánh tư duy.
- Với người Chánh tư duy, có Chánh ngữ.
- Với người Chánh ngữ, có Chánh nghiệp.
- Với người Chánh nghiệp, có Chánh mạng.
- Với người Chánh mạng, có Chánh tinh tấn.
- Với người Chánh tinh tấn, có Chánh niệm.
- Với người Chánh niệm, có Chánh định.
- Với người Chánh định, có Chánh trí/tuệ.
- Với người Chánh trí, có Chánh giải thoát.
Như vậy, này các Tỳ kheo, do Chánh tánh đưa đến thành công, không đưa đến thất bại.”
Bát định
Xem thêm “Tứ thiền”
Bát nhã (Paññā)
Bát nhã = Trí huệ, Trí tuệ giải thoát, Trí tuệ của các Bậc Thánh, Trí tuệ cao tột
Bát nhã ba-la-mật đa tâm kinh (Bát nhã tâm kinh)
Bát thức tâm vương
Bát thức tâm vương gồm có: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức.
Bát thức tâm vương (Duy thức học - Bắc tông)
Bát thức Tứ trí
Duy thức tông chuyển Bát thức thành Tứ trí: chuyển Tiền ngũ thức thành 'Thành sở tác trí', chuyển thức thứ sáu thành 'Diệu quan sát trí', chuyển thức thứ bảy thành 'Bình đẳng tánh trí', chuyển thức thứ tám thành 'Đại viên cảnh trí'
THỨC
TRÍ
DIỄN GIẢI
1
Nhãn thức
Thành sở tác trí
2
Nhĩ thức
3
Tỷ thức
4
Thiệt thức
5
Thân thức
6
Ý thức
Diệu quan sát trí
7
Mạt-na
Bình đẳng tánh trí
8
A-lại-da thức
Đại viên cảnh trí
Bất khả tư nghị (Acinteyya)
Bất khả thuyết (không thể nói/mô tả/diễn thuyết/tư duy được). Bất khả tư nghị không thể suy nghĩ/cảm nhận/cảm nghiệm lại được, không thể suy tưởng lại được).
Bất khả thuyết, bất khả tư nghị (không thể nghĩ, bàn) nói về thứ trí tuệ tối thượng mà chỉ có các Bậc Thánh với Tâm siêu thế mới có thể thấy biết, cảm nhận. Người phàm có thể chứng nghiệm được loại trí tuệ này khi tham thiền. Nhưng sau khi xả thiền (trở về với Tâm tại thế) thì phàm phu không thể mô tả và cảm nhận lại được những gì đã thấy biết trong lúc thiền quán/định.
04 điều bất khả tư nghì (Acinteyya)
Bốn điều không thể suy nghĩ hay tư duy đối với kẻ phàm phu. Bốn điều này, khả năng tư duy của phàm phu không thể hiểu thấu đáo, nếu cố gắng suy nghĩ sẽ sanh ra loạn trí.
Phật giới (Buddha Viṣaya): Cảnh giới trí tuệ của Đức Phật, lĩnh vực nhất thiết chủng trí của Đức Phật. Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.
Thiền giới (Jhāna Viṣaya): Năng lực thiền định thần thông. Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.
Nghiệp quả (Kamma Vipāko): Quả dị thục của Nghiệp dị thời. Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.
Vũ trụ quan hay thế giới tư duy (Lokacintā): Các hiện tượng về vũ trụ như tinh tú, mặt trăng, mặt trời, thiên hà, dải ngân hà... tại sao có? Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.
4 điều không thể nghĩ bàn
“Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỳ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?
Phật giới của các đức Phật (Cảnh giới Phật), này các Tỳ kheo, không thể suy tư mà hiểu ngộ được, nếu nghĩ đến, thì người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người khi nhập Thiền, này các Tỳ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu suy tư đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỳ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu suy tưởng đến, thì người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Tâm tư thế giới, này các Tỳ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Có 4 điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỳ kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.”
Bất thiện pháp (Akusalā Dhammā)
Tâm hành (Thân-Khẩu-Ý) liên quan đến Tham (Lobha), Sân (Dosa), Si (Moha), Mạn, Nghi, Ác kiến là Bất thiện pháp. Hành động liên quan đến không tham (Alobha), không sân (Adosa) và Tuệ (Paññā) là Thiện pháp.
Ý (Tâm Sở Thiện, Tâm Sở Bất Thiện) dẫn đầu các pháp (Thiện Pháp, Bất Thiện Pháp)
Xem thêm: “Thiện”, “Thiện pháp”, “Vô ký pháp”, “Chánh tinh tấn”, Tứ chánh cần”
Bất tịnh
Bất tịnh nghĩa đen là “không sạch, dơ bẩn”; nghĩa mở rộng là chẳng có gì đẹp đẽ, căn cơ, cốt lõi để mà luyến ái, tham đắm.
Cảnh sinh Tâm, Tâm bắt Cảnh:
Nhìn thấy Tịnh tướng, Bất tịnh tướng (Cảnh) thì nhận thức thay đổi. Nhận thức thay đổi thì Tâm từ-bi-hỷ-xả khởi sinh.
Nhìn thấy Đối ngại tướng (Cảnh) thì nhận thức thay đổi. Nhận thức thay đổi thì Tâm phiền não Tham-Sân-Si khởi sinh.
Biên kiến
Biên kiến là chấp vào một bên, chấp tông nọ phái kia, chấp vào pháp tu, nhìn hiện tượng quy bản chất, nhìn Chân đế qua lăng kính Tục đế…
Chấp vào Thường kiến là Biên kiến, chấp vào Đoạn kiến cũng là Biên kiến.
Câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” là một ví dụ điển hình về Biên kiến. Người hay ăn nói hồ đồ/hàm hồ (dễ kết luận, quy kết) là người có nhiều Biên kiến. Người hay “bỏ ý bắt lời” (bắt bẻ/chấp vào ngôn từ) là kẻ biên kiến. Người có xu hướng tiểu tiết, thiếu óc tổng quan/toàn cảnh là có thiên hướng Biên kiến. “Lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử” là Biên kiến…
Phàm là con người thì còn Biên kiến, chỉ khi tu đến Bậc thánh cao nhất (cảnh giới trí tuệ Ba-la-mật, trí tuệ vô lậu) thì mới dứt được Biên kiến. Chỉ có bậc A-la-hán (chứng được Tam minh) mới hết Biên kiến. Dứt Biên kiến thì tâm nghi hoặc cũng đoạn theo.
Xem thêm: “Tà kiến”, “Ác kiến”
Biến tri
Biến tri sắc, Biến tri thọ, Biến tri tưởng, Biến tri hành, Biến tri thức
Xem thêm “Chánh biến tri”
Biệt tướng
Thấy cô gái có đôi mắt đẹp huyền bí đeo khẩu trang thì mộng mơ liên tưởng tới nàng Kiều tái thế. Tới khi tháo khẩu trang ra thì thấy cặp môi và bộ răng của Thị Nở thì cảm xúc mộng mơ bị thay thế bằng ác mộng… Đôi mắt, bờ môi và hàm răng… là những Biệt tướng.
Biệt tướng của Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc khác nhau là vô số các Trần cảnh. Từ Trần cảnh đó mà cơ chế
Căn-Trần-Thức xúc ra vô lượng các Pháp trần (Thọ, Tưởng, Hành) -> Trùng trùng duyên khởi
Không chú ý tới Tướng riêng (Biệt tướng) mà cũng chẳng chú ý tới Tướng chung (Tổng tướng) -> Xả thọ ->Tưởng và Hành cũng đoạn theo -> Pháp trần không xuất hiện -> Ý thức không sinh khởi do Ý căn không còn đối tượng là Pháp trần nữa -> Căn-Trần-Thức bị triệt tiêu thì Xúc (Tâm sở xúc) không sinh khởi -> Xúc không có thì lấy đâu ra Thọ-Tưởng-Hành (Pháp trần)... -> Chiều đoạn diệt của 12 Nhân Duyên.
Biệt tướng = Tướng riêng
Tổng tướng và Biệt tướng = Tướng chung và Tướng riêng
Bố thí
Bố thí thực (cho con cá), bố thí pháp (cách làm, phương thức, phương pháp, cho cần câu và hướng dẫn cách câu), bố thí ba-la-mật (bố thí Chánh pháp dẫn tới trí tuệ giải thoát).
Nội tài thí
Ngoại tài thí
Bậc trí là đem lại cả lợi ích Thế gian và lợi ích xuất Xuất thế gian cho cúng sinh (Bố thí ba-la-mật).
Tài thí:
Pháp thí: chia sẻ, khuyên bảo, hướng dẫn cách làm giúp…
Vô úy thí: hành vi, xử sự khiến người khác an tâm. Vỗ về an ủi làm cho người khác bớt sợ hãi
Làm phước mà chẳng có tốn tiền của:
Nhan thí: bố thí dung nhan (nụ cười, nét tươi vui)
Ngôn thí: nói những lời ái ngữ, không nói lời thị phi ác ý
Nhãn thí: ánh mắt hiền hòa, nhân từ không hung ác gây hấn, ác ý. Ánh mắt thiện lành giúp người khác an tâm cũng là cách tạo phước báu cho người và cho mình.
Thân thí: bỏ công ra giúp đỡ người khác, hiến tạng khi mình không còn nhu cầu sử dụng. “Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”. Xả thân cũng là sự biểu hiện của không còn Thân kiến.
Tọa thí: nhường chỗ ngồi cho người yếu thế. Không có tư duy giành giật
Cư thí: cho chỗ ở, nơi trú ngụ
Tâm thí: tâm an lành, lương thiện sẽ khiến người khác yên tâm
Bồ đề
Thánh ngôn: “Phiền não tức Bồ đề”, “Chướng ngại tức