Tam vô lậu học: Giới (Sīla) - Định (Samādhi) - Tuệ (Paññā)
Tam vô lậu học: Giới (Sīla) - Định (Samādhi) - Tuệ (Paññā)
Giới-Định-Tuệ là gì?
Tam vô lậu học (Giới-Định-Tuệ, Sīla-Samādhi-Paññā) là con đường đạo giải thoát, con đường chân chánh thành tựu Đạo quả (Ariya Magga). Như vậy đi trên con đường Giới-Định-Tuệ là Chánh đạo, thực hành Giáo pháp theo Giới-Định-Tuệ là Chánh pháp.
Giới-Định-Tuệ chính là Bát chánh đạo, Bát thánh đạo chính là Giới-Định-Tuệ. Giới-Định-Tuệ và Bát chánh đạo là con đường dẫn tới Đạo quả giải thoát mà Đức Thế Tôn đã chỉ ra cho chúng sinh có năng lực giác ngộ (Người và Chư thiên).
Để có Tuệ thì Tâm phải định tĩnh, muốn Tâm được an tịnh thì phải giữ Giới
Giới (Sīla)
“Này các Tỳ kheo! Sau khi Ta nhập diệt, phải tôn trọng quý kính Giới luật (Ba-la-đề-mộc-xoa) như đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo gặp của báu. Hãy xem Giới luật như là Thầy của các vị!”
Định (Samādhi)
...
Tuệ (Paññā, Ñāṇa)
...
Giới-Định-Tuệ - Nhân-Duyên-Quả
Giới-Định-Tuệ là một pháp, pháp này do 3 nhân Giới, Định và Tuệ duyên với nhau mà hợp thành. Giới-Định-Tuệ có mối tương liên, tương hỗ, bổ trợ cho nhau
Giới-Định-Tuệ - Nhân-Duyên-Quả |
Giới-Định-Tuệ là phương tiện hay cứu cánh?
Phương tiện, con đường, pháp tu, tu tập
Cứu cánh, mục tiêu, giải thoát, Niết bàn
Tổng kết
Hiểu được các phạm trù liên quan tới Giới-Định-Tuệ
Góc nhìn | GIỚI (Sīla) | ĐỊNH (Samādhi) | TUỆ (Paññā) |
Thực hành | Tinh tấn (Vīrya) | Chánh niệm (Sammā Sāti) | Tỉnh giác (Sampajañña) |
Trong lành, Thận trọng, chuyên cần | Định tĩnh, Chú tâm | Sáng suốt, Quan/quán sát | |
Pháp học & hành (Thiền, Đạo) | Giới luật, Thọ giới, Giữ giới, Trì giới, Giới thanh tịnh, Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, Giới tánh, Giới tướng, Giới thể, Giới dụng... | Thiền định (Jhāna Samādhi), Nhất tâm (Ekaggatā Citta), Tâm định (Samādhi Citta), Tầng thiền, Thiền chi, An chỉ tịnh, tịch tĩnh, tịch diệt | Thiền Vipassanā (Thiền quán, Thiền minh sát), Tuệ giác (Prajñā), Tuệ tri (Ñāṇa), Tuệ minh sát (Vipassanā Paññā) |
Bát chánh đạo | Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng | Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định | Chánh kiến (Chánh tri kiến), Chánh tư duy |
Pháp duyên khởi | >> Đoạn diệt, Xả ly Bất thiện pháp>> << Tập khởi Bất thiện pháp << |
>> Dừng nghiệp >> |
>> Giải thoát, Tuệ giác (Prajñā) >> << Vô minh << |
Nhân - Duyên - Quả | Giới là Nhân của Định, là Quả của Tuệ. Như vậy, Giới vừa là Nhân, vừa là Duyên, vừa là Quả | Định là Quả của Giới, là Nhân của Tuệ. Như vậy, Định vừa là Nhân, vừa là Duyên, vừa là Quả | Tuệ là Quả của Định, là Nhân của Giới. Như vậy, Tuệ vừa là Nhân, vừa là Duyên, vừa là Quả |
Trung đạo | Sống và đi trên con đường trung dung (Trung đạo) là Giới | Sống và đi trên con đường trung dung (Trung đạo) là Định | Sống và đi trên con đường trung dung (Trung đạo) là Tuệ |
Tục đế, Pháp chế định (Đời) | Đạo đức, phạm hạnh, đức hạnh, luân thường đạo lý, luân lý, thanh tịnh (trong sạch), phạm hạnh, vị tha | An nhiên, tự tại, vô ưu, vô phiền, an tâm, yên tâm, bình thản, bình an, thảnh thơi, thanh thản, tĩnh lặng, lặng lẽ | Tỉnh thức, minh định, tỉnh táo, sáng suốt, thấu đáo, đúng đắn, chân chính, quán triệt, khách quan, liêm chính, chí công, vô tư |
Tục ngôn quản trị (Đời) | Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật, an ninh, thanh tra, giám sát, quy chế, quy định, minh bạch, lành mạnh, quy trình, tôn chỉ, pháp trị, đức trị, công bằng, công minh, chính trực, chăm chỉ, chuyên cần | Ổn định, vững chắc, bền vững, kiên cố, kiên định, thiết chế, nền tảng, căn cơ, căn bản, tích cực, yên vui, an bình, tương tác, tương hỗ, liên đới, trách nhiệm | Minh quân, minh vương, phát triển, thịnh vượng, thịnh trị, thăng hoa, tinh thông, cảm thông, tinh tế, tinh vi, đắc nhân tâm, mẫn tiệp, nhạy bén, Tâm-Tầm-Tài, kiến thiết, sự nghiệp, doanh nghiệp, quốc nghiệp |
- Cân bằng giữa Đạo và Đời chính là Trung đạo. Ứng dụng (như lý tác ý) Đạo vào trong Đời sống chính là con đường trung dung (Trung đạo)
GIỮ GIỚI | PHẠM GIỚI | BÌNH LUẬN |
Rõ ràng, dứt khoát, kiên quyết, quả quyết, kiên định, dứt điểm, | Phân vân, do dự, đắn đo, thiếu quả quyết, không dứt khoát, cả nể, nể nang, nể vì | Tâm sở thắng giải không xuất hiện vì thiếu Tuệ phân biệt Thiện pháp và Bất thiện pháp. Do tham nhiều thứ, lòng tham xuất phát từ nhiều chiều hướng mâu thuẫn, tranh đấu với nhau khiến tâm rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan (dilemma) thậ chí trilemma, quadrilemma... |
Kiên định, bền chí, quyết tâm |
Quán chiếu Giới-Định-Tuệ qua các châm ngôn
1. "Cả giận mất khôn": Giận là Sân (mất định, tâm động), mất Định dẫn tới mất khôn (Tuệ). Tại sao Tâm của ta lại động loạn và mất định? Có phải là do Tham dục/Dục ái (Ngũ dục, danh-lợi-tiền-tài) khiến Tâm của ta động loạn lên? "Cả giận" (Nhân) thì "mất khôn" (Quả), nhưng có phải do Nhân là "mất khôn" (không có Tuệ) nên mới dẫn đến Quả là "cả giận (mất Định)? Như vậy "giận" và "mất khôn" đều vừa là Nhân vừa là Quả.