Mã số mã vạch và các câu hỏi thường gặp (Hỏi-Đáp FAQs)

9 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Giải mã vạch đen trắng hay ô ma trận mã vạch trông rất đơn giản và nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng với hầu hết các ngành nghề và chứa đựng rất nhiều kiến thức chúng ta có thể không biết, đặc biệt là những lúc bạn bối rối khi chọn mua một giải pháp mã vạch hay gặp rắc rối trong quá trình sử dụng. Bài viết tổng lược về mã số mã vạch được trình bày dưới dạng Hỏi-Đáp (FAQs) sẽ giúp bạn hiếu thêm về giải pháp, công nghệ, thiết bị và vật tư mã vạch, qua đó giúp bạn chọ lựa và ứng dụng hiệu quả mã số mã vach cho doanh nghiệp của mình...

HỎI- ĐÁP MÃ SỐ MÃ VẠCH (MÁY QUÉT/IN MÃ VẠCH, PHẦN MỀM THIẾT KẾ, TEM NHÃN MÃ VẠCH) [thu gọn] [mở rộng]
    1. CÔNG NGHỆ MÃ SỐ MÃ VẠCH
      1. Mã số mã vạch hoạt động ra sao?
      2. Giá sản phẩm có nên được thể hiện trong mã vạch?
      3. Mã vạch 1D (tuyến tính) và 2D là gì?
      4. Một mã vạch có thể chứa tối đa bao nhiêu ký tự?
      5. Mã vạch trên thẻ căn cước (CMND) là loại mã vạch gì?
      6. Tôi có thể thu nhỏ mã vạch tối đa được bao nhiêu?
    2. MÃ SỐ UPC & MÃ VẠCH UPC
      1. Mã số mã vạch (mã UPC) là gì?
      2. Bạn có cần phải ứng dụng mã số UPC?
      3. Đăng ký mã số mã vạch UPC ở đâu?
      4. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch UPC gồm những gì?
      5. Chi phí đăng ký mã vạch UPC là bao nhiêu?
      6. Tôi có thể sở hữu riêng mã vạch UPC cho các sản phẩm của mình?
    3. MÁY IN TEM NHÃN MÃ VẠCH
      1. In nhiệt trực tiếp & in chuyển nhiệt gián tiếp khác nhau như thế nào?
      2. Độ phân giải (DPI) nghĩa là gì?
      3. Sự khác nhau giữa máy in mã vạch để bàn (desktop) và máy in tem nhãn công nghiệp (tabletop)?
      4. Làm thế nào để tính số lượng tem trong cuộn giấy decal?
      5. Làm thế nào để in ra được tem nhãn mã vạch?
      6. Máy bóc tem tự động (dispenser) là cái gì?
    4. MÁY QUÉT MÃ VẠCH
      1. Máy quét mã vạch hoạt động ra sao?
      2. Cần phải có chương trình phần mềm đặc biệt nào để sử dụng máy quét?
      3. Chiếc máy quét của tôi có đọc được mã vạch 2 chiều?
      4. Phạm vi hoạt động của máy quét không dây là bao xa?
      5. Tôi có thể đọc mã vạch trên màn hình điện thoại, máy tính?
      6. Tia laze của máy quét có gây tổn hại cho sức khỏe?
      7. Dây cáp của máy quét dài bao nhiêu mét?
    5. MÁY KIỂM KHO (THIẾT BỊ KIỂM KÊ TÀI SẢN/HÀNG HÓA)
      1. Máy kiểm kho cần phải có phần mềm bên trong?
      2. "802.11a/b/g/n" có ý nghĩa như thế nào?
      3. Hệ điều hành Windows Mobile/CE khác với HĐH Windows 7/Vista/8/10 ra sao?
      4. Gói dữ liệu (batch) nghĩa là gì?
      5. Tôi có thể truy cập Internet với chiếc máy kiểm kho?

Kiến thức và ứng dụng của mã số mã vạch trong cuộc sống được trình bày dưới dạng Hỏi-Đáp (FAQs) sẽ giúp bạn hiếu thêm về giải pháp, công nghệ, thiết bị và vật tư mã vạch, qua đó giúp bạn chọ lựa và ứng dụng hiệu quả mã số mã vach cho doanh nghiệp của mình... Hãy click vô các câu hỏi liên quan để đi tới câu trả lời bên dưới.

CÔNG NGHỆ MÃ SỐ MÃ VẠCH

Mã số mã vạch hoạt động ra sao?

Mã số mã vạch (barcodes) là công nghệ nhánh và được ứng dụng rộng rãi nhất trong ngành AIDC (công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động). Mã vạch về cơ bản là cách mã hóa mã số (thông tin) thành hình ảnh trực quan để máy quét có thể đọc được. Sự kết hợp giữa các thành phần màu trắng-đen thể hiện các ký tự văn bản khác nhau và tuân thủ theo một thuật toán mặc định cho một loại mã vạch nào đó. Các thanh sọc mã vạch thay đổi thì ký tự (mã số) cũng thay đổi theo và ngược lại. Máy quét mã vạch sẽ lần lượt giải mã các thanh mã vạch trắng-đen thành ký tự để máy tính có thể hiểu được.

cách đọc mã vạch của máy quét

Giá sản phẩm có nên được thể hiện trong mã vạch?

Mã vạch có thể lưu giữ bất kỳ thông tin dạng văn bản (chữ số) nào bạn gõ vô nhưng người ta thường không nhập thông tin giá sản phẩm. Mã vạch thường chỉ được sử dụng để nhận diện sản phẩm còn thông tin giá được phần mềm POS hoặc phần mềm thiết kế mã vạch bố trí bên cạnh mã vạch để người mua biết giá sản phẩm đó.

Mã vạch 1D (tuyến tính) và 2D là gì?

Mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính) là mã vạch kiểu "hàng rào" tiêu biểu quen thuộc với mọi người nhất. Mã vạch 1 chiều có nhiều phiên bản, một số loại chỉ mã hóa được các con số, số khác xử lý được tất cả các ký tự trên bàn phím. Các thông tin trong mã được tổ chức theo hàng ngang từ trái sang phải. Giải mã vạch tuyến tính đều có thế đọc được bằng bất kỳ loại máy quét mã vạch nào. Mã vạch 2 chiều thì phức tạp hơn vì dữ liệu trong đó được tổ chức theo cả chiều dọc và bề ngang (ma trận mã vạch). Cách sắp xếp phức tạp này giúp cho mã vạch hai chiều chứa nhiều thông tin hơn và chiếm ít không gian hơn so với mã vạch 1D. Bạn cần phải có thiết bị đọc chuyên dụng là máy quét mã vạch 2D (máy quét chụp ảnh area imager) thì mới có thể giải mã được các loại ma trận mã vạch. Ma trận mã vạch bao gồm các loại sau: PDF-417, Maxicode, Data Matrix, Softstrip, Vericode...

Mã vạch một chiều (1D) Mã vạch hai chiều (2D)

mã vạch UPC

UPC

mã vạch QR codes
    QR codes
mã vạch PDF417
     Mã vạch PDF417 (xếp chồng)
ma trận mã vạch datamatrix
 Ma trận mã vạch

Một mã vạch có thể chứa tối đa bao nhiêu ký tự?

Số lượng ký tự tối đa chứa trong mã vạch là khác nhau tùy theo đặc thù của mỗi loại mã vạch. Mã vạch 1 chiều thường có nhiều nhất từ 20-25 ký tự, tròn khi đó mã vạch 2 chiều có thể mã hóa tới 2000 ký tự. Nếu bạn gia tăng số lượng ký tự thì mã vạch nó sẽ lớn thêm, điều này đặc biệt đúng với mã vạch 1D. Cho nên người ta thường chỉ để từ 8 đến 15 ký tự khi tạo mã vạch 1 chiều (EAN-8, EAN-13).

Mã vạch trên thẻ căn cước (CMND) là loại mã vạch gì?

Ở Việt Nam, mã vạch trên giấy chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân) là loại mã vạch 2D - tức là tổ hợp mã vạch 1D và mã vạch xếp chồng (PDF-417).

Tôi có thể thu nhỏ mã vạch tối đa được bao nhiêu?

Mã vạch có thể được in ra với kích thước to nhỏ khác nhau và kích thước nhỏ nhất nó có thể đạt được là 1/8 ich vuông (3mm²) đối với mã vạch 2D. Tuy nhiên cần phải đánh đổi vì mã vạch cỡ nhỏ đồng nghĩa với số lượng ký tự bị hạn chế. Mã vạch càng nhỏ thì càng khó giải mã nên bạn cần phải có máy in mã vạch với độ phân giải cao mới đảm bảo được chất lượng in ấn và để cho máy quét có thể đọc được.

MÃ SỐ UPC & MÃ VẠCH UPC

Mã số mã vạch (mã UPC) là gì?

UPC (Universal Product Code) là loại mã vạch bạn thấy quen thuộc vì nó xuất hiện trên bao bì các sản phẩm và hàng hóa. Mã vạch UPC-A là mã vạch quốc tê nên là loại phổ biến nhất với 12 ký tự (hình dưới):

mã vạch UPC là gì?


Mã UPC còn được gọi là mã GTIN (Global Trade Item Number). Mã số GTIN được cấu tạo bởi hai phần: Phần tiền tố là mã số về công ty và dãy số phía sau để chỉ một sản phẩm cụ thể nào đó. 

Phần đầu là mã UPC công ty (mã tiền tố công ty) bao gồm từ 6-10 ký tự do GS1 (Viện tiêu chuẩn chất lượng VN) gán cho công ty của bạn. Số lượng ký tự được xác định bởi việc bạn sẽ cần bao nhiêu sản phẩm để gắn các mã số này vô. Do vậy, nếu công ty bạn sản xuất hàng ngàn mã sản phẩm thì mã tiền tố công ty của bạn phải ngắn lại để dành đất cho phần mã UPC sản phẩm. Ngược lại, nếu bạn chỉ sản xuất một vài sản phẩm thì mã UPC công ty có thể dài tới gần 10 ký tự. Mã tiền tố công ty thể hiện bạn là chủ thể đối với các sản phẩm do công ty bạn sản xuất, cũng như bất kỳ ứng dụng EDI (Electronic Data Interchange) nào.

Thành phần thứ hai là một dãy số duy nhất của bạn được sử dụng để gán với một sản phẩm cụ thể (mã UPC sản phẩm). Mã này gọi là "mã số tham chiếu sản phẩm" (Item Reference Number). Số này không phải do Viện TCCL VN cấp phát mà do chính doanh nghiệp sản xuất tự định nghĩa ra dãy số này cho một sản phẩm nào đó của họ.

Số cuối là "số kiểm tra" được tính toán và quy định bởi 11 chữ số đứng trước nó. Nó không phải là con số được chỉ định ngẫu nhiên. Phần mềm in mã vạch mà bạn sử dụng để in con tem mã vạch của bạn sẽ tính toán ra con số kiểm tra này cho bạn. Bạn có thể liên hệ với Shoppy để được tư vấn chọn phần mềm in nhãn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.

Bạn có cần phải ứng dụng mã số UPC?

Doanh nghiệp bạn đang bán sản phẩm qua các nhà phân phối và bán lẻ thì hẳn nhiên bạn sẽ cần đến mã vạch UPC. Nếu bạn bối rối thì hãy tìm hiểu công ty đang bán sản phẩm tương tự hiểu rõ hơn về chính sách mã vạch UPC của họ. Khi đã đăng ký thành công mã vạch UPC thì bạn hãy chắc chắn mã số UPC doanh nghiệp của bạn phải là duy nhất và giấy chứng nhận của bản phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

Công việc Nhu cầu sử dụng mã vạch UPC
Theo dõi, kiểm kê hàng tồn kho Không cần
Bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng Không cần
Bán sản phẩm thông qua hệ thống phân phối và bán lẻ Trong hầu hết các trường hợp
Bán sản phẩm thông qua các cửa hàng lớn (siêu thị, trung tâm thương mại) xuyên quốc gia hoặc đa quốc gia Luôn luôn cần

Đăng ký mã số mã vạch UPC ở đâu?

Chỉ có Viện tiêu chuẩn chất lượng VN (GS1) mới có thẩm quyền quản lý và phát hành mã tiền tố công ty mà bạn sẽ sử dụng nó để tạo mã UPC sản phẩm.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch UPC gồm những gì?

...

Chi phí đăng ký mã vạch UPC là bao nhiêu?

Tổn phí được quy định bởi số lượng mã UPC sản phẩm bạn đề nghị cấp phát và dựa trên tổng doanh thu của công ty bạn. Tuy nhiên, để biết số tiền cụ thể là bao nhiêu thì chí có Viện tiêu chuẩn chất lượng VN mới có thể cho bạn câu trả lời chính xác.

Tôi có thể sở hữu riêng mã vạch UPC cho các sản phẩm của mình?

Được! Khi bạn đã được GS1 cấp phát mã UPC công ty, hãy liên hệ với Shopply để được hỗ trợ trong việc lựa chọn máy in tem mã vạch, phần mềm thiết kế mã vạch cũng như giấy in tem nhãn mã vạch.

MÁY IN TEM NHÃN MÃ VẠCH

In nhiệt trực tiếp & in chuyển nhiệt gián tiếp khác nhau như thế nào?

In nhiệt trực tiếp là sử dụng đầu in tác động nhiệt lên mặt giấy phủ lớp hóa chất cảm nhiệt để tạo ra chữ in mà không cần đến cuộn ruy băng mực in mã vạch. Trong khi đó, công nghệ in in truyền nhiệt gián tiếp cũng tác động nhiệt vào cuộn film mực, làm chảy mực in ra để mực bám lên mặt con tem. Chữ in trên tem nhãn giấy cảm nhiệt sẽ bị mờ đi theo thời gian (sau 12 tháng) và nó không phải là sự lựa chọn tốt trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ngược lại, mực in mã vạch bám giấy decal chuyển nhiệt giúp chữ in trên tem có độ bền hơn...

Độ phân giải (DPI) nghĩa là gì?

DPI là 3 chữ cái đầu của "Dots Per Inch" (1 ich² = 25.4 mm²) và là đơn vị để đo độ phân giải của máy in mã vạch (mật độ điểm phát nhiệt trên đầu in). Mật độ các điểm phát nhiệt trong 1mm càng lớn thì chữ in càng mịn và sắc nét. Máy in mã vạch phổ thông trên thị trường phần lớn có độ phân giải 203dpi, nhưng nếu bạn muốn in logo, hình ảnh, ô dữ liệu 2D hay mã vạch siêu mảnh thì bạn cần phải xem xét sử dụng máy 300dpi hoặc 600 dpi.

Sự khác nhau giữa máy in mã vạch để bàn (desktop) và máy in tem nhãn công nghiệp (tabletop)?

Máy in tem nhãn được chia thành hai loại dựa trên kích thước và hiệu suất in tối đa (tốc độ in, độ bền của máy in, đầu in..). Máy in mã vạch văn phòng (desktop) phù hợp để in số lượng vài ngàn tem nhãn trong không gian văn phòng, cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ. Trong khi đó, máy in mã vạch công nghiệp (tabletop) được thiết kế đặc biệt hơn để hàng ngày có thể in ra sản lượng hàng vạn con tem trong môi trường sản xuất. Đặc biệt, cấu tạo vật lý, chất liệu cơ phận của máy công nghiệp cũng phải mạnh mẽ và có độ bền cao để có thể hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt, tần suất hoạt động liên tục.

Làm thế nào để tính số lượng tem trong cuộn giấy decal?

Đang cập nhật... Bạn có thể liên hệ Shopply để đươc tư vấn kịp thời

Làm thế nào để in ra được tem nhãn mã vạch?

Hầu hết các loại máy in mã vạch bán trên thị trường đều có sẵn phần mềm thiết kế mã vạch (phần mềm in tem mã vạch) đi kèm. Bạn sẽ phải sử dụng các phần mềm này để thiết kế mã vạch, tạo chữ và hình rồi lệnh cho chiếc máy in ra các con tem mã vạch bạn đã tạo ra.

Máy bóc tem tự động (dispenser) là cái gì?

Thiết bị bóc tem nhãn (dispenser) là thiết bị phụ trợ kết hợp với máy in tem mã vạch. Máy bóc tem giúp bạn tách tem ra khỏi phần đế ngay sau khi tem được in và chạy ra khỏi máy in. Máy tách nhãn đặc biệt phát huy lợi ích đối với các doanh nghiệp muốn dán tem lên sản phẩm ngay sau khi được in ra vì nó giải phóng công sức và tiết kiệm thời gian cho người dùng, giúp doanh nghiệp thiết lập quy trình hoàn thiện bao bì một cách liên hoàn và tự động.

MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Máy quét mã vạch hoạt động ra sao?

Máy đọc mã vạch là thiết bị giúp giải mã các thành phần màu đen trắng đan xen trong giải mã vạch theo một thuật toán cụ thể thành chuỗi ký tự (thông tin) tương ứng để phần mềm máy tính có thể hiểu được. Thông tin này sau đó được gửi tới máy tính của bạn bằng chiếc máy quét, giống y như cách bạn gửi các chuỗi ký tự từ bàn phím keyboard tới máy tính. Chuỗi ký tự này sẽ xuất hiện đồng thời ở bất cứ nơi nào con trỏ của bạn xuất hiện trên màn hình (bảng Excel, trang Word, giao diện phần mềm POS...).

Cần phải có chương trình phần mềm đặc biệt nào để sử dụng máy quét?

Mô phỏng công nghệ nhập dữ liệu từ bàn phím tới máy tính (thủ công), chiếc máy quét hiện đại đã được NSX đã tích hợp sẵn bên trong một chương trình phần mềm giúp nó tự động giải mã và nhập dữ liệu vào máy tính. Máy đọc công nghệ càng phức tạp thì càng quét được nhiều loại mã vạch (mã vạch 1 chiều, 2 chiều). Vì vậy, bạn không cần phải cài đặt một chương trình phần mềm (driver) nào thì mới có thể đọc được mã vạch. Chỉ việc cắm đầu đọc vào máy tính là mọi thứ sẽ được thiết lập tự động.

Chiếc máy quét của tôi có đọc được mã vạch 2 chiều?

Để đọc đươc ma trận mã vạch (mã vạch 2D, mã vạch vuông, mã QR) thì bạn cần phải có máy quét chụp ảnh mã vạch (area imager hoặc CMOS imager). Công nghệ quét laser xử lý mã vạch bằng cách đọc ánh sáng tương phản từ màu đen và trắng của giải mã vạch. Hơn nữa, vì tia laser chỉ là một đường duy nhất nên nó chỉ đọc được mã vạch khi bạn phải chiếu tia laser quét ngang qua dãy mã vạch. Trong khi đó tương tự như máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy quét chụp ảnh mã vach ghi lại hình ảnh của mã vạch, phân tích và giải mã thông tin. Do dữ liệu của mã vạch 2D được tổ chức theo chiều dọc và chiều ngang, nên chỉ có máy đọc mã vạch imager mới có thể giải mã chính xác tất cả các thông tin đó.

Phạm vi hoạt động của máy quét không dây là bao xa?

Phạm vi hoạt động của máy đọc mã vạch di động tùy thuộc vào công nghệ của nó. Máy quét Bluetooth Class 2 thường có phạm vi hoạt động lên tới hơn 10m, một số máy quét sử dụng công nghệ tần số vô tuyến (radio frequency) hoặc Bluetooth Class 1 có phạm vi hoạt động lên tới gần 100m.

Tôi có thể đọc mã vạch trên màn hình điện thoại, máy tính?

Để đọc được mã vạch trên màn hình điện thoại hay máy tính (mã vạch điện tử) thì bạn cần phải có máy đọc mã vạch 2D vì nó ghi lại hình ảnh như một chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Trong khi đó, máy đọc mã vạch laser không thể đọc được bất kỳ thứ gì trên màn hình điện tử.

Tia laze của máy quét có gây tổn hại cho sức khỏe?

Máy quét mã vạch laser sử dụng tia laser cấp II, loại tia này không gây nguy hại gì cho cơ thể và con mắt của bạn!

Dây cáp của máy quét dài bao nhiêu mét?

Đầu đọc mã vạch thông thường đi kèm với dây cáp nguồn dài 1.8m, nhưng có một số máy có dây dài hơn thế.

MÁY KIỂM KHO (THIẾT BỊ KIỂM KÊ TÀI SẢN/HÀNG HÓA)

Máy kiểm kho cần phải có phần mềm bên trong?

Tương tự như máy tính PC thông thường, thiết bị kiểm kê hàng hóa cần phải có một hệ điều hành (DOS, Android, Window Mobile, Linux) cài đặt bên trong. Ngoài ra bạn không cần thêm một loại phần mềm phụ trợ nào khác. Bạn có thể cài đặt nhiều ứng dụng phần mềm khác nhau cho chiếc mobile computer của mình. Tuy nhiên bạn nên cài hệ điều hành phù hợp với chức năng bạn muốn ứng dụng cho công việc như kiểm kê tài sản, quản lý kho bãi, điểm bán bán hàng di động (mobile POS)...

"802.11a/b/g/n" có ý nghĩa như thế nào?

"802.11a/b/g/n" là phương thức giao tiếp không dây thường có tên thay thế là "WiFi". Những thiết bị được trang bị công nghệ Wifi có khả năng giao tiếp không dây và trao đổi dữ liệu với mạng lưới các máy tính PC và laptop.

Hệ điều hành Windows Mobile/CE khác với HĐH Windows 7/Vista/8/10 ra sao?

Hệ điều hành Windows cho thiết bị di động (Windows mobile) là rất khác biệt đối với hệ hiều hành cho máy tính PC và laptop (Win 7/Vista/8/10) mặc dù chúng có giao diện rất giống nhau. Do vậy ứng dụng cài đặt thành công trên hệ điều hành này sẽ không thể tương thích với HĐH khác. Ví dụ, có một số phiên bản Excel có thể chạy trên Windows Mobile nhưng không thể sử dụng trên máy tính cài desktop Windows.

Gói dữ liệu (batch) nghĩa là gì?

Thuật ngữ "gói dữ liệu" có nghĩa là việc sử dụng máy tính di động thu thập dữ liệu và lưu trữ các thông tin đó trong bộ nhớ của thiết bị. Trong trường hợp này bạn không đồng bộ thông tin giữa máy quét và máy tính theo thời gian thực. Thay vào đó, bạn dùng máy quét mã vạch để lưu trữ thông tin trong bộ nhớ ngoài của thiết bị cầm tay rồi tải từng gói dữ liệu lên máy tính thông qua các kết nối có dây (USB, RS-232...).

Tôi có thể truy cập Internet với chiếc máy kiểm kho?

Có 2 cách để bạn lướt web với chiếc máy tính di động là bằng WiFi (802.11a / b / g / n), qua mạng WAN (wide area network) hoặc mạng 3G, 4G của nhà cung cấp mạng di động. Do vậy, mỗi khi bạn được phủ sóng Wifi hoặc được cấp quyền truy cập của nhà cung cấp WAN là bạn có thể truy cập Internet bằng chiếc máy kiểm kho của mình.
 

Yêu cầu tư vấn

Bài viết liên quan


  Giải pháp mã vạchHệ thống POSMáy in mã vạchMáy in mã vạch công nghiệpMáy in mã vạch để bànMáy đọc mã vạchMực in mã vạchTem nhãn mã vạch

Sản phẩm liên quan