Chọn mua cuộn ruy băng mực phù hợp cho máy in mã vạch của bạn

6 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Trong bài viết này Shopply sẽ hướng dẫn thực hiện 4 bước giúp bạn chọn ra loại mực in mã vạch (cuộn mực ribbon) phù hợp cho chiếc máy in mã vạch của mình...
Nếu bạn nắm rõ mình đang dùng máy THƯƠNG HIỆU gì, MODEL nào, hãy tham khảo bài viết này để nhanh chóng tìm ra cuộn ruy-băng mực phù hợp với chiếc máy hiện tại.

In tem mã vạch bằng công nghệ in chuyển nhiệt gián tiếp đem lại chữ in có độ bền và sắc nét hơn so với phương pháp in nhiệt trực tiếp. Lý do của sự khác biệt này là do, trong quá trình in ấn, cơ chế in truyền nhiệt sử dụng mực in mã vạch (ribbon) chuyên dụng. Qua tiếp xúc thực tế, chúng tôi nhận thấy một số khách hàng gặp khó khăn khi tìm mua đúng loại mực in mã vạch cho máy in đang sử dụng. Đây chính là lý do Shopply soạn ra bài viết này nhằm giúp người mua nhanh chóng tìm ra loại "mực in mã vạch phù hợp".

Bạn chỉ cần làm theo 5 bước đơn giản dưới đây để tìm ra đúng loại mực cho chiếc máy in mã vạch của mình:

1. BẠN ĐANG SỬ DỤNG MÁY IN MÃ VẠCH IN CHUYỂN NHIỆT?

Mực in mã vạch chỉ được sử dụng cho máy in mã vạch chuyển nhiệt. Cuộn film mực ribbon này KHÔNG THỂ sử dụng cho máy in nhiệt trực tiếp (in với giấy decal nhiệt), vì loại máy này không được trang bị các cơ phận để chứa cuộn mực hay khe luồn ruy-băng mực.

2. ĐẦU IN PHẲNG HAY ĐẦU IN NGHIÊNG?

Có loại mực chuyên dụng cho đầu in phẳng (flat printhead) một số loại mực khác lại phù hợp với đầu in nghiêng (near edge printhead). Đầu in nhiệt thẳng hay nghiêng lại tùy thuộc vào thương hiệu và model máy in. Hầu hết máy in mã vạch trên thị trường đều áp dụng kểu đầu in phẳng (Godex, Sato, Zebra...), trong khi một số dòng sản phẩm của hãng Toshiba lại được lắp đầu in nghiêng. Về cơ bản mực nào cũng có thể in với đầu in nghiêng hoặc phẳng nhưng nếu dùng đúng loại sẽ cho ra bản in tốt hơn. Dựa vào hình ảnh dưới đây bạn có thể tự xác định máy in đang dùng có đầu in phẳng hay nghiêng một cách dễ dàng.

đầu in phẳng và đầu in nghiêng

3. TÌM CUỘN MỰC CÓ KÍCH CỠ PHÙ HỢP 

Kích thước cuộn mực in mã vạch thường được đo theo đơn vị chiều rộng so với chiều dài (Rộng x Dài):

# Chiều rộng: Trên thị trường có nhiều loại máy in với những khổ in khác nhau. Cuộn mực khổ 110mm (chiều cao cuộn mực) không thể sử dụng cho máy in mã vạch khổ 75mm. Các loại máy in mã vạch để bàn chỉ có thể lắp loại mực khổ 110mm trở xuống. Cuộn mực có khổ lớn hơn 110mm chỉ có thể lắp được vào một số dòng máy in công nghiệp. Do đó, hãy chọn loại mực in có khổ rộng BẰNG hoặc NGẮN HƠN khổ của máy in mã vạch của bạn.

# Chiều dài: Kích thước và cấu tạo cơ phận của máy in mã vạch là khác nhau theo từng thương hiệu máy in. Ví dụ, tuy cùng khổ rộng in là 110mm nhưng máy Godex G500 có thể lắp được loại mực 110mm x 300m, còn dòng máy PosteK Q8 , Sbarco T4e, Godex GE300 hay GE330, Zebra (GC420t, GK888t)... thì lại phải lắp loại mực 110mm x 100m. Để khỏi mất thời gian và tránh lãng phí, bạn nên cung cấp TÊN & MODEL máy in cho người bán mực ribbon để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.

Ở mục thông tin sản phẩm của các trang web uy tín thường chi tiết "thông tin tương thích/phù hợp". Bạn để ý đến thông tin như đường kính cuộn mực (ribbon diameter), chiều dài cuộn mực (ribbon lengh) là dễ dàng xác định ra kích thước cuộn mực phù hợp cho máy in của mình

4. CHỌN CHẤT LIỆU MỰC IN

Mực in sáp (wax) – Là loại mực có giá rẻ nhất. Mực in sáp được sử dụng rộng rãi trong ngành nghề bán lẻ, giao nhận logistics (tem nhãn hàng hóa, đóng gói, vận chuyển). Tem nhãn in bằng mực in mã vạch wax có độ bền hơn hẳn so với tem nhãn in cảm nhiệt. Chất sáp rất phù hợp để in lên chất liệu giấy. Đen là màu chủ đạo của mực in wax, tuy nhiên cũng có nhiều màu mực sáp khác nhau để bạn lựa chọn.

Mực in sáp-nhựa (wax-resin) –  Hỗn hợp của hai chất sáp và nhựa đem đến chất lượng mực in đặc biệt tốt, kháng trầy xước, chống nhòa-phai màu. Loại mực này nên được sử dụng để in tem nhãn cho hàng hóa lưu kho ngoài trời, tiếp xúc với dung môi (y tế), hoặc chịu nhiều ma sát trong quá trình lưu thông. Ribbon wax-resin phù hợp với hầu hết tất cả các loại giấy decal thường, decal nhựa PVC, mạ nhôm/thiếc...

Mực in nhựa (resin) – Loại mực này có độ bền cao. Bạn sẽ cần đến cuộn film mực loại này khi sản phẩm của bạn phải lưu thông trong nhiều môi trường khác nhau (trong-ngoài trời, ma sát...). Mực in resin có độ bám dính tốt nên có thể dùng để in trên tem nhựa PVC, nhãn kim loại (mạ bạc, thiếc...). Mực resin có khả năng chống trầy xước, mài mòn, phai nhòa màu cực tốt nên có thể lưu thông trong môi trường có nước, dung môi (cồn, dầu, mỡ), hóa chất.

5. CHỌN MẶT BÁM/PHỦ MỰC

Bạn cần lưu ý đến "mặt bám/phủ mực" của cuộn film ribbon sắp mua. Trên thị trường có hai loại mực in mặt ngoài (FO/Face Out/Outside) và mực in mặt trong (FI/Face In/Inside). Một số máy in mã vạch chỉ lắp được mực FI, số khác thì chỉ phù hợp với ribbon FO, một vài loại lại lắp được cả hai. Vậy nên bạn đừng quên đặt những câu hỏi liên quan đến "mặt bám mực" cho người bán để tránh những sai sót không đáng có.

cuộn mực phủ mặt trong và bám mặt ngoài cuộn mực phủ mặt trong và bám mặt ngoài

Năm bước chúng tôi liệt kê bên trên cung cấp cho bạn cách chọn ribbon in mã vạch dựa trên tiêu chí ứng dụng. Để chắc chắn hơn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chọn mực ribbon & cuộn tem nhãn theo THƯƠNG HIỆUMODEL máy in, hoặc  liên hệ với đội tư vấn bán hàng của Shopply để nhanh chóng tìm ra loại giấy & mực phù hợp cho máy in mã vạch của bạn.

Yêu cầu tư vấn