Hướng dẫn chọn mua đúng loại máy in tem nhãn mã vạch bạn cần

5 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Khi đã sẵn sàng sử dụng tem nhãn mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa cảu doanh nghiệp, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn trên thị trường và nhiều điểm cần cân nhắc. Để xác định được máy in mã vạch loại nào tốt, loại nào phù hợp, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ xem mình sẽ ứng dụng nó vào công việc của mình như thế nào. Shopply tin rằng phương pháp tiếp cận này sẽ dẫn bạn tới sự lựa chọn chính xác và chọn mua được đúng loại máy in phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

CÔNG NGHỆ IN MÃ VẠCH

Có bốn phương thức giúp bạn in tem nhãn mã vạch là in chuyển nhiệt (in với ruy băng mực), in nhiệt trực tiếp (in không cần mực) và in laserin phun. Trong khi máy in laser và in phun không hiệu quả để in mã vạch với số lượng ít (in một con tem nhãn chẳng hạn) và không thể in trên vât liệu in bằng nhựa PVC hay mạ kim loại... thì loại máy sử dụng công nghệ in nhiệt (trực & gián tiếp) cho phép bạn tùy biến để in ra mẫu tem nhãn như ý muốn, chất lượng in ấn cũng rõ ràng, sắc nét hơn, và đặc biệt có thể ứng dụng đa dạng cho nhiều ngành nghề khác nhau.

In nhiệt trực tiếp (in cảm nhiệt, không cần mực)

In nhiệt trực tiếp là phương pháp áp đầu in nhiệt trực tiếp lên giấy decal cảm nhiệt, "đốt cháy" lớp hóa chất phủ bên trên để tạo nên chữ và hình màu đen. Với công nghệ in này, bạn sẽ không cần phải mua hộp mực tonner hay cuộn mực in mã vạch nên đây được coi là phương pháp in giá rẻ. Nhược điểm của công nghệ in này là mực in trên giấy tem nhãn không được bền cho lắm. Loại giấy decal cảm nhiệt rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời (tia cực tím), nhiệt độ, dễ bị ẩm mốc và trầy xước... Nếu tem nhãn của bạn phải lưu thông trong môi trường với các điều kiện như trên thì máy in mã vạch nhiệt trực tiếp không phải là sự lựa chọn hợp lý.

In chuyển nhiệt (in với cuộn ruy băng mực)

Khác với phương pháp in cảm nhiệt, công nghệ in chuyển nhiệt áp nhiệt từ đầu in lên ruy-băng mực nơi một mặt được cấy mực wax, resin hoặc hỗn hợp wax-resin. Nhiệt độ sẽ làm nóng chảy lớp phủ mực và chuyển mực sang mặt giấy in tem nhãn. Công nghệ in này cho phép máy in chuyển nhiệt cho ra hình và chữ in có độ bền tốt với nhiều màu sắc đa dạng. In bằng phương pháp chuyển nhiệt nhiệt gián tiếp có chi phí cao hơn nhưng cho ra tem nhãn có chất lượng và đa dạng, ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau nhờ khả năng ngăn thấm nước, chống ẩm mốc, chống trày xước, tia cực tím UV, chịu nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, kháng dung môi/hóa chất...

máy in tem nhãn màu bằng công nghệ in phun sấy tia UVCông nghệ in phun

Công nghệ in phun được ứng dụng cho dòng máy in tem nhãn màu. Theo đúng như tên gọi, sử dụng đầu in để phun mực từ các dấu chấm nhỏ lên mặt giấy in và tạo ra hình và chữ. Đường kính của mỗi dấu chấm là khoảng 50-60 micron (mảnh hơn sợi tóc của bạn). Các dấu chấm càng nhỏ và dày đặc trên mỗi inch (dots per ich), thì độ phân giải (dpi) của máy in càng cao, cho ra chữ in mịn và nét. Tuy nhiên, công nghệ in phun có nhược điểm là đầu in hay bị ngẽn mực. Hơn nữa, mực in lên giấy thường bị nhòa nên đây không phải là lựa chọn tốt để in mã vạch. Tuy nhiên công nghệ này hay được sử dụng để in các loại tem nhãn như tem bảo hành (tem vỡ, tem bể), decal in sẵn (tem cảnh báo, tem chú dẫn...)...

Máy in laser Canon LBP 6030w (đen trắng, USB + WiFi, A4/A5)

Công nghệ in laser

Máy in văn phòng sử dụng công nghệ in laser được nhiều công ty và cửa hàng sử dụng để in mã vạch tem nhãn lên giấy decal bế sẵn khổ A4 hoặc A5 nhờ các ưu điểm về tính sẵn có, sự tiện lợi và chi phi rẻ... 

Tuy nhiên, máy in laser không phải là sự lựa chọn tối ưu để in tem nhãn mã vạch dính keo sẵn phía sau. Nhiệt độ cao từ đầu phát tia laser có thể làm nhão keo dính và khiến con tem bị bong khỏi đế giấy và bị kẹt bên trong máy in. Những lần gỡ giấy dính keo bị kẹt ra khỏi máy có thể làm chậm công việc của bạn và giảm tuổi thọ của trục cuốn trong máy in.

Số lượng tem nhãn trong mỗi lần in cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi sử dụng máy in văn phòng để in tem nhãn. Bạn sẽ phải in nguyên ít nhất một tờ mặc dù số lượng mặt hàng bạn cần in ít hơn số lượng các con tem cắt sẵn trên giấy decal A4 (ví dụ 65 tem đối với giấy Tomy 145).

Bất chấp những sự cố kẹt giấy cùng sự lãng phí do các con tem được in ra nhưng không được dùng đến, in tem nhãn mã vạch bằng máy in laser văn phòng vẫn được nhiều đơn vị sử dụng nhờ những lợi thế đã nêu bên trên.

ĐỘ PHÂN GIẢI

Mã vạch in trên giấy decal đòi hỏi phải có độ rõ nét để máy quét mã vạch có thể dễ dàng đọc được. Ký hiệu mã vạch là tập hợp của nhiều thanh (vạch) có độ rộng khác nhau. Do vậy, khi mua máy in mã vạch, dù là chuyển hay cảm nhiệt thì bạn nên chú ý tới độ phân giải (độ đậm và mịn của nét in) của máy in. Bạn nên chọn loại máy in nhiệt có độ phân giải giao động từ 203 đến 300 dpi (dots per ich), thậm chí lên tới 600 dpi cho những yêu cầu đặc biệt (in tem QR codes chẳng hạn). Số lượng chấm phát nhiệt trên mỗi ich (dots per ich) càng nhiều thì độ phân giải sẽ càng cao và mã vạch in ra sẽ càng rõ và mịn. Một chiếc máy in có độ phân giải 203 dpi sẽ cho độ nét kém hơn hẳn loại 300 dpi và giá cả giữa hai loại máy in này cũng là đáng kể. Nếu thanh mã vạch của bạn rộng thì độ phân giải 203 dpi là đủ. Còn bạn muốn dùng máy in mã vạch cảm nhiệt để in mã vạch có nét mảnh, mật độ mã vạch dày, in mã vạch 2 chiều (2D), in nét chi tiết, in đồ họa... thì bạn cần phải xem xét mua loại máy in có độ phân giải lớn hơn.

SẢN LƯỢNG & TẦN SUẤT IN

Một số máy in tem nhãn mã vạch được thiết kế để in ra sản lượng mã vạch lớn, số khác thì lại đặc biệt phù hợp với công việc xử lý số lượng in nhỏ và lắt nhắt. Do vậy, nếu tần suất in ấn của bạn không nhiều, hoặc bạn cần phải thiết kế tem nhãn theo yêu cầu thì tốc độ in của máy không đặt thành vấn đề. Còn nếu máy in của bạn phải chạy đua sản lượng với các dây chuyền sản xuất thì tốc độ in là điều cực kỳ quan trọng.

KÍCH THƯỚC TEM NHÃN TỐI ĐA

Các máy in được sản xuất đa dạng để xử lý kích thước khác nhau của các loại tem nhãn. Máy in mã vạch văn phòng (máy để bàn) thường có khổ in rộng tối đa là 110mm (11cm). Nếu bạn muốn in tem nhãn có kích thước lớn hơn thì nên tìm mua máy in công nghiệp có khổ in cỡ lớn.

CỔNG GIAO TIẾP (KHẢ NĂNG KẾT NỐI)

Chiếc máy in mã vạch bạn sắp mua sẽ được sử dụng cố định tại chỗ hay di động? Nếu là máy cố định thì bạn sẽ cần các cổng kết nối thông qua cổng USB, serial, hoặc parallel. Còn nếu là máy in mã vạch di động (máy in mini, không dây) thì chiếc máy bạn cần phải có giao tiếp không dây như Ethernet (cổng LAN), Bluetooth, WAN...

KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH

Nếu chiếc máy in mã vạch của bạn phải chạy trong hệ thống các phần mềm quản lý trong doanh nghiệp như Windows, bộ phần mềm ERP hay phần mềm quản lý bán hàng... Hãy kiểm tra và chắc chắn máy in có phần mềm cài đặt (driver) có thể chạy được trên hoặc/và giao tiếp liền mạch với các hệ thống phần mềm hiện có.

Bài viết này có ích cho bạn không? Bạn đã rõ mình nên mua máy in mã vạch loại nào chưa? Nếu còn những băn khoăn trong việc lựa chọn loại máy in barcode phù hợp. Hãy tham khảo thêm bài viết này hoặc liên hệ với Shopply để được tư vấn miễn phí.

Yêu cầu tư vấn

Bài viết liên quan


  Giải pháp mã vạchHệ thống POSIn chuyển nhiệtIn nhiệt trực tiếpMáy in mã vạchMáy in mã vạch công nghiệpMáy in mã vạch để bànMực in mã vạchTem nhãn mã vạch

Sản phẩm liên quan