Các loại giấy in tem nhãn mã vạch phổ dụng nhất hiện nay

15 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Tổng lược các loại tem nhãn mã vạch (decal in mã vạch) phổ dụng nhất hiện nay. Hiểu rõ công năng, vai trò của tem nhãn sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả chúng vào công việc kinh doanh...

Khi doanh nghiệp phát triển, bạn càng có xu hướng sử dụng tem nhãn mã vạch (decal) nhiều hơn. Tùy vào ngành nghề kinh doanh của mình mà bạn chọn ra những loại giấy decal phù hợp nhằm phát huy công năng của tem nhãn, cũng như tối ưu hóa chi phí kinh doanh. Dưới đây Shopply lần lượt liệt kê các loại tem nhãn in mã vạch (decal in tem nhãn mã vạch) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, qua đó bạn sẽ tự nhận thấy những loại nào sẽ phù hợp để ứng dụng cho hàng hóa của mình.

TEM NHÃN DẠNG CUỘN & DECAL DẠNG TỜ

Về mặt hình thức, bạn dễ dàng nhận thấy giấy in mã vạch tem nhãn có hai dạng là:

Decal dạng tờ

Giấy decal dạng tờ tồn tại dưới hai loại chủ yếu là giấy decal A4giấy decal A5. Decal A4 có tem bế sẵn (giấy Tomy AA đế xanh chẳng hạn) là loại decal tờ được sử dụng khá rộng rãi để giải quyết các yêu cầu tem nhãn mã vạch mang tính tình thế, tiện dụng. Cũng có loại decal khổ A4 nguyên tấm/tờ đế xanh (Tomy), đế trắng (Oji), và đế vàng (Amazon) để khách hàng doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu...) mua về để cắt bế tem với kích cỡ và hình thù theo mong muốn riêng (giấy decal A4 bế tem theo yêu cầu )...

Tem nhãn dạng cuộn

Là giải pháp mã vạch chuyên nghiệp và tiện ích. Công năng của giấy decal cuộn không chỉ dừng lai ở mức quản lý hàng hóa mà còn giúp khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ của hàng hóa, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng...

TEM NHÃN IN MÃ VẠCH CÓ NHỮNG CHẤT LIỆU NÀO?

Ở khía cạnh chất liệu, tem nhãn mã vạch được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Do chất liệu giấy (vật liệu in) là rất phong phú nên phương pháp và công nghệ in ấn cũng cần phải đa dạng tương ứng:

Giấy decal in nhiệt trực tiếp

Đây là loại giấy tem nhãn mã vạch in bằng công nghệ in nhiệt trực tiếp (direct thermal) không cần đến mực in mã vạch chuyên dụng (film mực ribbon). Cũng vì không sử dụng mực nên mực in trên giấy decal cảm nhiệt không bền (dễ phai mờ), dễ bị trầy xước (tuổi thọ trung bình của mực in khoảng 10-12 tháng). Tuy nhiên giấy decal cảm nhiệt lại đặc biệt phát huy giá trị nếu được ứng dụng trong những ngành nghề như bán lẻ siêu thị (tem đông lạnh, tem cân điện tử, tem), chuyển phát giao nhận (tem nhãn vận chuyển)... Decal nhiệt trên thị trường chủ yếu là dạng cuộn, 01 hoặc 02 tem/hàng. Doanh nghiệp sử dụng "giấy decal cảm nhiệt in mã vạch" đúng mục đích sẽ tiết kiệm được chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh.

Giấy decal in chuyển nhiệt

Giấy in tem nhãn mã vạch bằng công nghệ in chuyển nhiệt có nhiều chất liệu khác nhau để bạn lựa chọn:

  • Decal giấy (decal thường) có cả hai loại in cảm nhiệt và in truyền nhiệt. Quy cách phổ biến là dạng cuộn với nhiều khổ giấy khác nhau (40, 50, 75, 95, 105, 110mm). Tem decal giấy được bế 1 hàng 1, 2, 3 hoặc 4 tem/hàng để ứng dụng linh hoạt và rộng rãi trong kinh doanh bán lẻ (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, shop thời trang, cửa hàng điện thoại, shop phụ kiện, quản lý kho bãi, logistics giao nhận, y tế...). Mực in mã vạch phổ dụng cho decal giấy là mực sáp. Bạn cũng có thể sử dụng loại film mực khác là sáp-nhựa hoặc mực nhựa nếu cần thiết.
  • Decal nhựa PVC là loại tem nhãn bằng chất liệu polyester có độ bền cao, dẻo dai, xé không rách, chống trầy xước... nên được dùng để dán lên những hàng hóa chiu nhiều ma sát trong quá trình lưu thông (tem hàng không). Tính dẻo dai của tem nhựa PVC cũng được các tiệm vàng bạc trang sức sử dụng để in tem nhãn mã vạch (tem trang sức vàng bạc, tem nữ trang). Mực in mã vạch sử dụng với decal PVC thường là loại mực wax-resin hoặc resin.
  • Giấy decal satin (chất liệu vải satin) được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, da giầy để chứa thông tin, quy cách, chỉ dẫn, khuyến cáo... cho sản phẩm. Chất liệu tem nhãn vải satin có tính mềm dẻo, có thể chịu được nhiều lần giặt vò, là, hấp mà không bị biến dạng, bong tróc hay phai màu. Thông thường, loại mực in sử dụng cho tem vải satin thường là loại có chất lượng cực tốt.
  • Decal xi bạc được dùng rộng rãi trong các lãnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành điện tử, cơ khí... Tem mạ bạc, mạ thiếc gắn lên máy móc thiết bị lưu thông tại nhiều môi trường khác nhau (ma sát, nóng, ẩm ướt, dung môi, hoá chất...). Trong khi đó, thông số kỹ thuật trên tem đòi hỏi phải luôn rõ ràng trong suốt vòng đời sản phẩm để người dùng sử dụng sản phẩm đúng cách hoặc phục vụ công tác bảo hành, sửa chữa... Chính vì vậy, chất lượng của loại mực in lên tem xi bạc phải cực tốt bất chấp các điều kiện môi trường bất lợi.

Khác với giấy cảm nhiệt, decal chuyển nhiệt có chất liệu đa dạng, lại in được với nhiều loại mực ribbon khác nhau, làm tăng tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm, qua đó giúp cho doanh nghiệp ứng dụng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ tình trạng "giá kệ" sang trạng thái "giỏ hàng" của sản phẩm.

PHÂN LOẠI TEM NHÃN DECAL THEO ĐẶC TÍNH

  • Keo vĩnh cửu (permanent adhesive) có độ bám dính tốt trên mọi bề mặt thông thường từ giấy nylon đến bìa các tông.
  • Keo đông lạnh (freezer adhesive) là loại keo đặc biệt để dán lên các sản phẩm được bảo quản trong môi trường đông lạnh.
  • Keo bóc được (keo removable/remove) có độ bám dính tương đối tốt nhưng vẫn có khả năng bóc tách khỏi bề mặt mà không để lại vết keo, ngay cả khi tem đã được dán từ lâu.
  • Tem mờ (matt white paper) – Loại decal chuyển nhiệt mịn, cán mờ, hay được sử dụng để ghi nhãn hộp bao bì carton và pallet giúp nhận dạng sản phẩm trong quá trình kiểm kho, xuất nhập kho, bốc dỡ và bốc xếp hàng hóa.
  • Tem bóng: 
  • Tem nhám (semi gloss paper) – Loại tem chuyển nhiệt có độ bóng vừa phải, độ bám mực tốt, được sử dụng rộng rãi trên tất cả các phân khúc thị trường.
  • Tem trơn: 
  • Tem lốp (fast tyre) - Loại tem chuyên dụng dán lên bề mặt các loại lốp xe.

NHẬN DIỆN LOẠI TEM NHÃN THEO CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN

Để các con tem luân chuyển từ trong máy in ra ngoài, để dữ liệu in ra nằm trong đúng khuôn khổ của con tem thì máy in tem nhãn cần phải được trang bị một bộ cảm biến (mắt thần) để phát hiện ra khoảng cách (gap), khe, lỗ hoặc điểm đen (mark) giữa các con tem với nhau. Nhờ nhận diện được các miếng decal là tách riêng ra, máy in sẽ tiến hành căn chỉnh để bản in ra khớp với khuôn khổ con tem.

Bộ cảm biến vận hành dựa trên cơ chế sao cho một chiếc tem sẽ chặn ánh sáng tới con mắt thần, trong khi khoảng cách (hoặc điểm đen) lại không ngăn ánh sang. Nó hoạt động giống như công tắc tự động tắt bật, khi tắt máy không in, khi bật máy sẽ in.

Decal cảm biến điểm đen/kẻ đen (label with mark)

Một số loại máy in mã vạch được trang bị bộ cảm biến (sensor) để phản chiếu (reflective) các đường kẻ hoặc chấm màu đen được in sẵn ở mặt sau của giấy lót. Độ rộng của điểm đen và khoảng cách giữa chúng phải đồng đều nhau trong mối tương quan với các con tem để “con mắt thần” biết khi nào sẽ in từ tem này qua tem khác. Decal cảm biến điểm đen đặc biệt đặc biệt hữu dụng để in tem bế kiểu butt cut (miếng decal cắt xếp liền nhau). Chi phí gia công tem nhãn cảm biến điểm đen cao hơn tem trắng bế bước nhảy (die cut) nên loại decal này không được sử dụng phổ biến. 

Chú ý: 

 

NHẬN DIỆN LOẠI TEM NHÃN THEO ỨNG DỤNG & CÔNG NĂNG

Tem nhãn ngăn nước chống thấm

Đặc tính đáng quan tâm của tem đông lạnh (frozen labels) là khả năng chống thấm nước của con tem khi tan giá và tính kết dính của keo trong môi trường đóng băng. 

NHẬN DIỆN TEM NHÃN DECAL DỰA TRÊN QUY CÁCH

Đối với khách hàng, khi mua giấy decal họ thường tư duy trực quan, và/hoặc theo mục đích sử dụng. Do vậy, giấy decal in mã vạch được người tiêu dùng gọi tên theo quy cách hàng hóa hoặc theo ứng dụng vào công việc:

Giấy decal 01 tem/hàng

Giấy in mã vạch 1 tem/hàng có cả 2 loại cảm nhiệt và truyền nhiệt:

  • Giấy decal cảm nhiệt 1 tem/hàng thường được dùng để in mã vạch cho shop bán lẻ, in tem nhãn cân điện tử trong siêu thị (tem cân điện tử), cỡ tem phổ biến là 40x30mm58x40mm.
  • Trong khi đó, giấy decal truyền nhiệt 1 tem thường có cỡ tem lớn hơn, cỡ thông dụng là 102x152mm (4"x6") Loại giấy này hay được các cơ sở sản xuất sử dụng để in tem vận chuyển và dán lên thùng carton (tem nhãn dán thùng). Giấy decal dán thùng thể hiện những thông tin, xuất xứ, chỉ dẫn, quy cách, số lượng của sản phẩm bên trong thùng các-tông. Mực in sử dụng cho decal dán thùng thường là loại wax hoặc cao cấp hơn một chút là wax premium.

Giấy in mã vạch 02 tem

Về chất liệu, giấy decal cuộn 1 hàng 2 tem có cả loại decal chuyển nhiệt lẫn cảm nhiệt. Cỡ tem phổ biến của giấy decal 2 tem/hàng là 46x34mm, 50x30mm, 35*22 mm, với các khổ giấy 75mm, 105mm, 110mm và chiều dài là 30m, 50m, 100m.

Giấy in mã vạch 3 tem/hàng

Giấy decal cuộn 1 hàng 3 tem được sử dụng rộng rãi trong bán lẻ nên có tên gọi thay thế là "giấy decal 3 tem siêu thị". Cỡ tem phổ biến nhất của loại decal 3 tem là 35x22mm, khố giấy là 110mm, độ dài cuộn là 50m (~6000 tem), 100m (~12.000 tem), và 150m (~18.000 tem). Giấy decal 3 tem siêu thị có hai loại:

  • Loại "tem liền" chính là cuộn giấy decal 1 hàng 3 tem cỡ 35x22mm bình thường.
  • "Tem chống bóc" cũng là loại decal 3 tem/hàng 35x22 (mm), nhưng tem được bế/cắt hình chữ V (đường xương cá, tem vỡ, tem rách cho siêu thị...). Khi bóc ra tem sẽ bị rách-giúp ngăn chặn gian lận trong siêu thị bằng cách bóc tem sản phẩm rẻ tiền để dán lên sản phẩm đắt tiền khác.

Giấy in mã vạch 4 tem

Giấy in mã vạch 1 hàng 4 tem bằng giấy thường (tem y tế) hay được phòng khám và bệnh viện sử dụng để quản lý ống xét nghiệm, kết quả khám chữa bệnh. Một số cửa hàng bán lẻ cũng thường xuyên sử dụng loại tem mini để không làm mất tính thẩm mỹ, khả năng trưng bày của sản phẩm có tiết diện nhỏ bé. Một số cơ sở gia công, sản xuất thường đặt mua loại decal 4 tem nhựa PVC hay xi bạc để dán lên sản phẩm phải lưu thông trong trong môi trường khắc nghiệt

PHÂN BIỆT DECAL TEM NHÃN THEO NHÃN HIỆU

Cuối cùng là yếu tố thương hiệu, một số nhà kinh doanh có thói quen gọi giấy decal in tem nhãn theo tên nhà sản xuất.

Thị trường giấy in tem nhãn mã vạch tại Việt Nam đang chứng kiến sự hiện diện của nhiều thương hiệu giấy hàng đầu là Fasson của Avery Dennison (Mỹ), UPM (Phần Lan), Lintec (Nhật). Đây đều là những thương hiệu giấy decal hàng đầu thế giới nên sự khác biệt về chất lượng hầu như không có, nếu có chỉ là sự khác biệt về giá cả. Giấy decal dạng tờ A4, A5 thì có sự hiện diện của Tomy (Việt Nam), Avery (Mỹ), Oji (Nhật), Amazon, Khamisticker (Việt Nam)... Tất cả các thương hiệu trên đều có nhà máy sản xuất tại Việt Nam nên doanh nghiệp Việt ngày nay có thể ứng dụng tem nhãn mã vạch trong quản lý với chi phí rẻ chưa từng thấy.

Shopply cung cấp giấy decal chuyển nhiệt (in tem nhãn mã vạch) với nhiều cỡ tem và lõi khác nhau. Chúng tôi cũng bế (cắt) tem theo yêu cầu riêng của khách hàng, do vậy hãy liên hệ với Shopply để nhận được báo giá và tư vấn miễn phí.

Mực in mã vạch, máy in mã vạch

Tem nhãn chuyển nhiệt được ứng dụng công nghệ in nhiệt gián tiếp nên cần phải có cuộn ruy băng mực để in (cuộn film mực ribbon). Nếu bạn cần tư vấn sử dụng loại mực in nào hay lựa chọn loại máy in mã vạch nào bạn cần cho

Yêu cầu tư vấn