Tìm hiểu các loại hình công nghệ AIDC (Automatic Identification and Data Capture)
Thuật ngữ AIDC dùng để chỉ một tổ hợp các công nghệ, một nhóm ngành lớn, hiện diện trong mọi lãnh vực và ngành nghề từ sản xuất, logistics cho đến phân phối bán buộn, bán lẻ, từ giáo dục cho đến y tế..., bao trùm mọi hoạt động cuộc sống con người, ở cả ngoài đời thực lẫn trên không gian mạng internet...
AIDC LÀ GÌ?
AIDC (Automatic Identification and Data Capture) dịch ra nguyên nghĩa Tiếng Việt là "tự động nhận diện và thu nạp dữ liệu" nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên bạn sẽ thấy thân thuộc hơn khi Shopply nêu ra một ví dụ về sự hiện diện của công nghệ AIDC trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày:
"...buổi chiều hàng ngày sau khi điểm danh tại chiếc máy chấm công (1) vào giờ tan tầm, bạn khẩn trương rảo bước tới siêu thị gần công ty để mua đồ, trên các kệ hàng bạn sẽ thấy biểu tượng mã vạch (2) được in sẵn lên các mặt hàng hàng. Xách giỏ hàng tới quầy thanh toán, bạn sẽ thấy nhân viên thu ngân cầm chiếc máy quét mã vạch (3) để thao tác tính tiền, tích-trả điểm thưởng cho khách hàng.
Lúc ra khỏi siêu thị, do người bán hàng quên không gỡ chíp từ (4) ra khỏi mặt hàng bạn mua khiến cho cổng từ an ninh EAS (5) hú lên inh ỏi. Bạn cảm thấy bối rối khi nhận thấy có nhiều ánh mắt hướng tới mình và nghe thấy tiếng chân gấp gáp của anh chàng security đang bước tới...
Sau khi rắc rối đã được giải quyết bạn bước mau đến ga tàu metro để về nhà, tới trạm soát vé bạn sẽ phải quét thẻ thanh toán trả trước (6) để xác thực danh tính và trả cước phí. Khi đã yên vị trong metro, bạn tranh thủ mở app trình duyệt trên smartphone ra và tìm kiếm tựa đề cuốn sách đang đọc dở bằng công cụ tìm kiếm/tra cứu bằng giọng nói Google Voice Search (7).
Khi về tới nơi, trước khi vào được căn hộ của mình thì bạn phải dùng đến thẻ chìa khóa (8) được cấp thì mới có thể qua được hệ thống kiểm soát cửa ra vào (9) của tòa chung cư..."
Như vậy, chặng đường từ cơ quan về nhà của bạn dưới góc nhìn Hi-Tech thì cũng là một "hành trình công nghệ AIDC". Tất cả các điểm chạm công nghệ này, những tiện ích của cuộc sống hiện đại bạn đang tận hưởng này đều được xử lý hoặc có sự tham gia của những loại hình giải pháp phái sinh từ công nghệ AIDC.
AIDC HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ NÀO
Về mặt công nghệ mà nói, AIDC là tập hợp của nhiều phương tiện cùng tham gia vào quá trình thu nạp dữ liệu từ bên ngoài (hình ảnh, âm thanh hoặc tần số vô tuyến), rồi tiến hành phân tích, xử lý kỹ thuật số thành những tác vụ mong muốn.
Công cụ thu nạp dữ liệu là mộ bộ chuyển đổi giúp xử lý dữ liệu đầu vào thành tệp kỹ thuật số. Tệp dữ liệu số này tiếp theo sẽ được máy tính phân tích, so sánh với cơ sở dữ liệu trong phần mềm, nhận diện dữ liệu đó rồi sinh ra một tác vụ theo đúng câu lệnh đã được lập trình trước đó. Việc thu thập và xử lý dữ liệu có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tính ứng dụng của tác vụ này cho mục đích gì.
Ở góc nhìn vận hành. Công nghệ AIDC thực hiện nhận dạng các vật thể (sinh/đồ vật) thông qua những miếng nhãn/thẻ/con chip được in/dán/gán/cấy lên đó rồi tiến hành thu thập thông tin. Dữ liệu thu thập được sau đó đổ dữ liệu vào máy tính theo một quy trình hoàn toàn tự động mà không cần sự tham gia của con người.
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ AIDC
Tùy theo đặc thù của các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau mà người ta chọn ứng dụng một loại hình công nghệ AIDC phù hợp. Những công nghệ AIDC điển hình (công nghệ nhánh) có thể kể ra gồm có:
Mã số mã vạch
Đúng như tên gọi, mã số - mã vạch là quá trình mã hóa mã số (thông tin) thành mã vạch, khi sử dụng thì mã vạch này sẽ được giải mã ngược lại thành mã số, đồng thời tự động nhập dữ liệu này vào hệ thống phần mềm giúp quá trình tra cứu, tìm kiếm thông tin diễn ra tự động và nhanh gọn.
Công nghệ mã vạch là một hình thức mã hóa thông tin dưới dạng hình ảnh với các họa tiết (vạch sọc, ô, chấm) màu đen đan xen với những khoảng trống màu trắng theo một logic để có thể đọc và giải mã được. Khi sử dụng, máy quét mã vạch sẽ đọc mẫu họa tiết đen trắng này rồi giải mã dữ liệu đã được mã hóa bên trong thành những thông tin theo mục đích sử dụng. Mã số (dữ liệu, thông tin) có thể được mã hóa thành 2 loại mã vạch là:
Mã vạch sọc sọc),
Mã vạch 2 chiều mã hóa thông tin dưới dạng hình vuông (mã vạch vuông) QR codes store information in a pattern of black and white squares or dots, and can store considerably more information in smaller spaces than linear barcodes. (mã QR)
RFID
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) giúp nhận diện các vật thể bằng tần số vô tuyến (sóng radio). Đây là loại hình công nghệ AIDC mới xuất hiện vào những năm 1980 và phạm vi ứng dụng của nó ngày càng được mở rộng nhờ chi phí sản xuất ngày càng trở nên rẻ hơn. Bạn có thể
- Kiểm soát vé và thu phí tự động tại các tuyến tàu điện metro, trên xe bus, trạm thu phí không dừng (AVI) trên cao tốc, bãi gửi xe...
- Thẻ chìa khóa sử dụng thang máy, phòng khách sạn...
- Hệ thống kiểm soát ra vào tại các công ty, tòa nhà, văn phòng công sở...
- Hệ thống quản lý xuất nhập tồn (livestock identification) tại các hệ thống kho trung chuyển hàng hóa, trung tâm phân phối - những nơi hàng hóa ra vào liên tục mà công nghệ mã vạch đang gặp nhiều bất cập, không thể đáp ứng được yêu cầu vận hành của các đơn vị này.
Sinh trắc học (biometric)
Công nghệ nhận dạng bằng sinh trắc học điển hình có thể kể ra là sinh trắc vân tay, mống mắt hay gương mặt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của loại hình công nghệ AIDC này ở những chiếc máy chấm công, tại hệ thống cửa kiểm soát ra vào tại các doanh nghiệp...
Dải từ tính (magnetic stripe)
Chiếc thẻ từ MSC dùng với đầu đọc thẻ từ MSR là những ứng dụng tiên phong của công nghệ AIDC. Ngày nay của công nghệ magnetic stripe này chỉ được ứng dụng trong một số ngành nghề hạn chế và chứng kiến thị phần đang giảm dần theo thời gian do tính ưu việt của những thế hệ thẻ thông minh RFID gồm có thẻ chíp mifare (13.56mHz) và proximity (125kHz).
Nhận dạng ký tự quang học (OCR)
Ứng dụng điển hình của công nghệ OCR là tính năng "quét-dịch" của Google Translate. Công cụ này hỗ trợ nhận dạng ngôn ngữ in trên vật dụng và tự động dịch nội dung sang ngôn ngữ mong muốn của người dùng. Để số hóa
Nhận diện bằng giọng nói
Google là đơn vị tiên phong cung cấp tính năng tìm kiếm thông tin trên Internet bằng giọng nói. Tesla hay Vinfast cũng là những công ty đầu tiên ứng dụng công nghệ voice recognition này để phát triển tính năng điều khiển xe ô tô điện bằng khẩu lệnh.
LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ AIDC
Kiểm soát, giám sát
Công nghệ AIDC giúp kiểm soát nghiệp vụ xuất nhập hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho được diễn ra thuận tiện, nhanh gọn và chính xác
Nhận dạng/diện
– AIDC giúp tự động nhận dạng và xác thực những vật thể (sinh vật, đồ vật) nhanh chóng, thuận tiện, chính xác giúp tự động hóa thao tác nhập liệu
Kiểm kê hàng hóa, tài sản
Việc kiểm kê các mặt hàng (SKUs) bằng phương pháp thủ công trong các kho hàng lớn là điều cực kỳ khó khăn, chưa muốn nói là bất khả thi. Công nghệ AIDC giúp nghiệp vụ nhân viên kiểm kho thực hiện được khối lượng công việc lớn một cách dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo được sự chính xác tuyệt đối.
Thông tin về vị trí, địa điểm
Dữ liệu do AIDC thu thập cung cấp thông tin về vị trí của các sản phẩm nằm trên kệ hàng nào, nằm trong phân khu nào trong kho hàng hay ở kho hàng thuộc chi nhánh nào...
Tính chính xác của dữ liệu
Dữ liệu do công nghệ AIDC cung cấp đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, giảm thiểu những sai sót do con người gây ra
Tốc độ nhập liệu
Công nghệ AIDC giúp loại bỏ việc quản lý– Because AIDC eliminates paper-based picking, workers can fill more orders faster.
Visibility
– AIDC giúp giám sát việc thực hiện hoàn thành của một quy trình nghiệp vụ
Yêu cầu tư vấn
Bài viết liên quan
Công nghệ RFID , Công nghệ đọc, quét và nhận diện, Giải pháp mã vạch, Hệ thống EAS giám sát hàng hóa, Hệ thống kiểm soát ra vào (ACS), Hệ thống POS, Máy chấm công, Máy in mã vạch, Máy in mã vạch công nghiệp, Máy in mã vạch để bàn, Máy đọc mã vạch, Mực in mã vạch, Tem nhãn mã vạch