Tìm mua máy quét mã vạch phù hợp cho DN của bạn

6 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Nên mua máy đọc mã vạch của hãng nào? Máy quét mã vạch loại nào tốt? Hãy tham khảo tư vấn, hướng dẫn cách chọn mua loại máy quét mã vạch (đầu/máy đọc mã vạch) phù hợp với mục đích ứng dụng cho doanh nghiệp của bạn.

Máy quét mã vạch đã trở thành công cụ dễ sử dụng hơn bao giờ hết. Đã xa rồi cái thời người ta phải sử dụng các hộp giải mã với dây dợ loằng ngoằng, thay vào đó, bạn chỉ việc cắm máy quét vào máy tính và mọi thứ sẽ được thiết lập tự động (plug & play). 

Trong khi mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn thì bạn chỉ còn phải quan tâm tới chọn ra loại máy quét phù hợp với nhu cầu của bạn. Chọn mua đúng loại máy đọc mã vạch có thể là thách thức nếu bạn chưa phân biệt được thiết bị này có nhiều chủng loạitùy chọn khác nhau.

Để tìm mua được máy quét mã vạch phù hợp, điều quan trọng là bạn phải xác định được các nhu cầu cụ thể của mình. Và để nhận diện được nhu cầu một cách hiệu quả bạn hãy trả lời các câu hỏi mấu chốt sau đây:

  ► Đầu đọc mã vạch của bạn được sử dụng ở đâu? Môi trường hoạt động của nó có khắc nghiệt? 
  ► Tần suất sử dụng máy quét mã vạch của bạn như thế nào? 
  ► Bạn sử dụng máy quét để đọc loại mã vạch nào? 
  ► Máy đọc mã vạch sẽ được bạn thao tác sử dụng (vận hành) như thế nào? 
  ► Máy quét sẽ giao tiếp với máy tính bằng dây hay không dây?

Các loại máy đọc mã vạch có những yếu tố để phân biệt là chủng loại, hình thức và các lựa chọn. Hiểu rõ các yếu tố này đồng nghĩa với việc bạn xác định rõ nhu cầu và điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm mua được chiếc máy hiệu quả cho mục đích ứng dụng của mình.

Các loại máy đọc mã vạch

Một trong những quan tâm chính khi chọn mua một chiếc máy quét mã vạch phù hợpcơ phậncông nghệ của nó. Và điều này lại đặc biệt tùy thuộc vào loại mã vạch bạn cần đọc và tần suất khai thác máy của bạn. Có 3 loại đầu đọc mã vạch:

Máy quét công nghệ laser

Máy đọc mã vạch laser sử dụng tia laser bán dẫn (diode laser) màu đỏ để đọc sự tương phản giữa các khoảng trắng và đen trong dải mã vạch. Máy quét laser tuy chỉ có thể đọc được mã vạch 1 chiều (1D) nhưng đây lại là lựa chọn giá rẻ. Tốc độ quét cực nhanh cùng khả năng quét tầm xa vượt trội là những điểm mạnh của chiếc đầu đọc lazeMáy quét mã vạch laser thông thường có thể đọc được mã vạch với khoảng cách từ vài cm cho tới 60cm tùy theo kích thước, độ sắc nét và tương phản của mã vạch. Ngoài ra còn có máy quét laser tầm xa, giống như Symbol LS3578-ER, có thể đọc mã vạch cách xa tới 10m (1000 cm). Tốc độ đọc cũng là ưu điểm nổi bật của máy quét laser Zebra/Symbol LS2208 chẳng hạn, tốc độ quét của nó có thể lên tới 100 lần quét trong 1 giây (100 scans/s).

công nghệ quét tia laser đọc mã vạch tuyến tính (1d) - nguồn Wikipedia
Công nghệ quét tia laser đọc mã vạch tuyến tính (1D) - nguồn Wikipedia

Bên cạnh công nghệ quét laser còn có công nghệ quét chụp ảnh mã vạch (imager). Máy quét imager có hai loại là máy quét chụp ảnh tuyến tính (linear imaging) để đọc mã vạch 1D và chụp ảnh ma trận dữ liệu (area imaging) để đọc mã vạch 2D...

Máy quét mã vạch chụp ảnh tuyến tính (linear imager)

Máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ chụp ảnh tuyến tính (còn gọi là máy quét mã vạch CCD) cũng giống như máy quét laser ở chỗ chúng chỉ đọc được mã vạch 1D (1 chiều). Tuy nhiên, thay vì đọc và ghi nhận ánh sáng phản chiếu từ dải mã vạch đen trắng, máy quét tuyến tính ghi lại hình ảnh của dãy mã vạch rồi giải mã thông tin từ mã vạch và chuyển dữ liệu vào phần mềm máy tính. Máy quét ảnh tuyến tính, ví dụ Datalogic QW2100, là sự lựa chọn thay thế tốt hơn cho máy quét laser nhờ cự ly đọc khá xa trong khi có giá bán cũng tương đương. Máy quét mã vạch CCD được đánh giá có khả năng đọc tốt hơn máy quét laser ở khả năng xử lý các loại mã vạch có chất lượng in tồi hoặc bị trày xước nên thường có giá bán cao hơn chút ít. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn thường xuyên phải xử lý các loại mã vạch kém chất lượng thì máy đọc mã vạch linear imager chính là một sự lựa chọn xác đáng.

Máy đọc mã vạch CCD (Charge Coupled Device) hoạt động tương tự như máy chụp ảnh kỹ thuật số ở chỗ chúng đều phát ra hàng trăm tia LED mảnh thành một giải tia rồi ghi lại hình ảnh của mã vạch dưới dạng số (digital). Tốc độ đọc của máy CCD là rất nhanh nhưng có hạn chế về khoảng cách quét (tối đa khoảng 75mm) nếu so sánh với máy quét lasermáy chụp ảnh mã vạch area imager. Máy quét mã vạch CCD thường có giá thành khá thấp và trở thành sự lựa chọn ưa thích đối với doanh nghiệp có khối lượng quét không lớn và khoảng cách đọc (nhu cầu quét tầm xa) không đặt thành vấn đề.

Máy đọc mã vạch hai chiều (2D area imager)

Cũng sử dụng công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số (imager) giống như công nghệ quét ảnh tuyến tính, máy đọc mã vạch 2D ( máy quét ma trận mã vạch, máy đọc mã vạch area imager) thu hình ảnh về rồi phân tích. Tuy nhiên, loại máy quét mã vạch area imager này lại có thể đọc được bất kỳ loại mã vạch nào. Mã vạch 1 chiều, 2 chiều và xếp chồng đều có thể đọc bằng máy quét mã vạch 2D. Điểm mạnh của máy đọc ma trận mã vạch là nó có thể đọc được hình ảnh bất chấp chiều và hướng của mã vạch là như thế nào. Trong khi đó, nếu sử dụng máy quét công nghệ laser và tuyến tính, bạn phải căn chỉnh tia chiếu sáng nằm ngang với mã vạch thì mới có thể đọc được. Máy quét mã vạch imager 2 chiều có khả năng chụp chi tiết hình ảnh và có tính linh hoạt cao nên bạn có thể quét mã vạch từ nhiều hướng khác nhau, nhờ vậy mà tốc độ quét được cải thiện và thao tác quét cũng dễ dàng hơn. Máy quét ảnh ma trận 2D, như Zebra DS9308 chẳng hạn, có thể đọc mã vạch trên mọi bề mặt, bao gồm cả mã vạch điện tử trên màn hình máy tính lẫn điện thoại smartphone. Nhờ tốc độ quét nhanh gọn và khả năng đọc đa dạng nhiều loại mã vạch, máy đọc mã vạch 2D đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau.
công nghệ quét chụp ảnh mã vạch (imager, camera)
Bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ quét chụp ảnh mã vạchmáy đọc mã vạch 2D tại đây.

Phân loại theo hình thức

Khi đã xác định được loại đầu đọc mã vạch bạn sẽ cần, câu hỏi tiếp theo bạn cần làm rõ là mình sẽ sử dụng nó như thế nào và thao tác ra sao? Hình thức quen thuộc của máy quét mã vạch bạn thường thấy tại các cửa hàng bán lẻ là hình dạng khẩu súng ngắn (nhiều người gọi là "súng bắn mã vạch"). Tuy nhiên, máy đọc mã vạch trên thị trường có 5 hình thức phổ biến, mỗi loại đều có ưu điểm để phù hợp với mục đích ứng dụng đặc thù.

Máy quét mã vạch cầm tay (quét đơn tia)

Máy quét mã vạch ngay từ đầu đã được thiết kế rất thuận tiện để thao tác, người dùng chỉ đơn giản chiếu tia quét vào mã vạch rồi nhấn cò. Thông thường, máy cầm tay thường được các nhà sản xuất thiết kế thành loại máy quét mã vạch đơn tiaMáy đọc mã vạch cầm tay cũng có loại không dây để khỏi vướng víu và tăng khả năng lưu động. Máy quét mã vạch cầm tay hiện đại đều được trang bị tính năng quét rảnh tay cùng với giá đỡ để người dùng có thể chuyển thành máy quét mã vạch tự động khi cần. Ví dụ, tuy được thiết kế để cầm tay nhưng đầu đọc mã vạch Zebex Z3100 có giá đỡ để người dùng rảnh tay thao thác và có khả năng chuyển đổi từ chế độ quét thủ công (bấm nút) sang quét tự động khi cần.

Máy đọc mã vạch để bàn/quầy (quét đa tia)

Máy đọc mã vạch để bàn còn được gọi là máy đọc mã vạch đa tia. Như chiếc Honeywell MS7120 hay Honeywell YJ5900 chẳng hạn, được thiết kế để đặt vững chãi lên mặt quầy thu ngân và bạn không cần phải nhấc hay cầm lên mới có thể thao tác được. Loại máy quét này được làm ra để giải phóng đôi tay của bạn khỏi phải cầm lấy đầu đọc hoặc bấm lẫy mỗi khi quét mã vạch. Hơn nữa, thay vì chỉ chiếu được đơn tia như các loại máy cầm tay, máy quét mã vạch để bàn thường được thiết kế chiếu đa tia nhằm tăng độ rộng của trường đọc và giảm yêu cầu ngắm và chiếu tia, qua đó giúp thao tác quét mã vạch sẽ diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn. Bạn thường nhìn thấy loại máy đọc mã vạch này tại các quầy thanh toán trong các cửa hàng bán lẻ vì loại máy này giúp thu ngân cải thiện tốc độ bán hàng. Người dùng chỉ việc đưa mã vạch phía trước khu vực quét (presentation) và việc còn lại sẽ diễn ra tự động.

Máy kiểm kho di động (mobile computer)

Không chỉ là chiếc máy đọc mã vạch đơn thuần, máy kiểm kho là thiết bị tích hợp cả máy tính cá nhân (PC) và máy quét mã vạch. Trong khi đầu đọc mã vạch thông thường cần phải kết nối với máy tính mới có thể làm việc được thì thiết bị kiểm kho như chiếc Motorola MC 2180 cho phép bạn di chuyển tự do trong nhà kho rộng lớn để thu lượm các thông tin hàng tồn kho trong bộ nhớ trong (ROM) hoặc truyền thông tin kiểm kê hàng hóa qua mạng WiFi và WAN. Thiết bị kiểm kê hàng hóa đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm kê hàng hóa và tài sản trên mặt bằng kho bãi rộng lớn.

máy kiểm kho di động mobile computer

Máy quét mã vạch liền quầy (in-counter)

Máy đọc mã vạch lắp quầy ("máy quét mã vạch âm bàn") tương tự như loại máy để bàn ở điểm là bạn chỉ việc hơ mã vạch lên vùng quét (máy quét mã vạch đa tia). Tuy nhiên, loại máy này được thiết kế để được lắp chìm vào trong quầy thu ngân. Bạn thường bắt gặp loại máy quét tích hợp liền quầy thanh toán tự động. Datalogic Magellan 8300 là dòng máy máy lắp quầy như vậy. Nó được thiết kế rất thuận tiện để người sử dụng dễ dàng thao tác. Một số loại được tích hợp với cả màn hình hiện giá và cân điện tử tính tiền để tạo thành một bộ thiết bị bán hàng (POS) liền mạch.

máy quét mã vạch liền/lắp quầy thu ngân

Máy quét mã vạch lắp cố định (fixed mount)

Đầu đọc mã vạch được ráp cố định là thiết bị chuyên dụng khi so với các loại đầu đọc mã vạch khác. Loại máy này thường được tích hợp trong hệ thống tự động lớn hơn. Máy quét cố định thường được thiết kế để lắp vào dây chuyền hoặc hộp kỹ thuật để các sản phẩm chạy trên dây chuyền được quét tự động mà không cần phải thao tác bằng tay. Thông thường, loại máy quét mã vạch này được nhấn nút kích hoạt bằng bộ cảm biến hay điều khiển. Máy quét cố định thường được thiết kế có tốc độ quét nhanh, như chiếc Microscan MS-9 chẳng hạn, để phù hợp với tốc độ chạy nhanh của dây chuyền lắp ráp mà không cần sự can thiệp của con người.

Hình dáng máy đọc mã vạch ứng dụng theo ngành nghề

Ngành nghề Cầm tay - Có dây

Cầm tay -Không dây

Máy để bàn Máy kiểm kho Lắp âm bàn Lắp cố định
Shop bán lẻ × × × ×    
Siêu thị, CH tiện lợi ×   × × ×  
Kho-bến-bãi × ×   ×   ×
Y tế × ×   ×    
Sản xuất × ×   ×   ×
Giáo dục ×   × ×    
Logistics × ×   ×   ×
Bảo trì, bảo dưỡng   ×   ×    

Giao tiếp - Kết nối không dây (wireless) & có dây (wired)

Tất cả các loại máy quét mã vạch đều phải giao tiếp với máy tính cá nhân để truyền tải dữ liệu mã vạch vào phần mềm quản lý cài trong máy tính. Trước đây, chỉ có loại máy có dây được kết nối với máy tính qua dây cáp. Kết nối có dây của hầu hết máy đọc mã vạch kết nối với máy tính PC qua cổng USB. Cổng Serial (RS232), PS/2 và thiết bị đầu cuối độc quyền cũng có sẵn ở một số dòng sản phẩm. Máy đọc mã vạch có dây là loại máy dễ thiết lập, vận hành và có giá cả phải chăng nhất.

Máy quét mã vạch không dây (di động) đã trở nên phổ biến vì giá thành đã trở nên phải chăng hơn trước rất nhiều. Loại máy quét cầm tay này cũng vận hành giống như máy đọc mã vạch có dây, tuy nhiên nó lại giao tiếp với chân đế (nôi/giá đỡ) có tính năng kết nối không dây (hình minh họa bên dưới). Cái nôi này kết nối với máy tính của bạn qua dây USB, serial hay parallel. Máy tính của bạn không cần bất kỳ hỗ trợ không dây nào vì chân đế và máy quét đã xử lý mọi điều này. Chỉ cần cắm chân đế vào máy tính, đồng bộ kết nối từ máy quét tới chân đế là bạn đã có thể sẵn sàng làm việc. Việc thay thế máy đọc mã vạch có dây sang không dây sẽ diễn ra rất dễ dàng vì điều này không ảnh hưởng gì tới phần mềm hay máy tính PC của bạn. 
Máy quét mã vạch di động (không dây)
Phần lớn các loại máy quét mã vạch di động đều sử dụng Bluetooth để giao tiếp với PC với khoảng cách khoảng 10m. Có một số loại máy quét không dây Bluetooth có thể trao đổi dữ liệu với máy tính với khoảng cách lên tới 60m. Một số model sản phẩm có bổ sung các tính năng mà loại máy quét có dây không có như tính năng ghép đôi trực tiếp hay tích hợp bộ nhớ trong (ROM). Zebra LI4278 hay Datalogic GM4130 là những ví dụ, các dòng máy quét này có thể kết nối (ghép) trực tiếp với với máy tính mà không cần sử dụng tới chân đế. Điều này làm cho nó trở nên đặc biệt phù hợp để giao tiếp với máy tính laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh vì các thiết bị này đã tích hợp sẵn Bluetooth bên trong. Máy đọc mã vạch không dây có khả năng đem đến tính lưu động, tự do tuyệt vời trong bối cảnh dây dợ phức tạp trong các ứng dụng điện tử hiện nay.

Tính bền chắc

Cho dù điều kiện sử dụng như thế nào thì độ bền chắc của chiếc máy quét mã vạch luôn là yếu tố bạn cần phải quan tâm. Môi trường sử dụng là yếu tố rất quan trọng, do vậy bạn cần phải cân nhắc chiếc máy quét của bạn sẽ được sử dụng như thế nào. Ở môi trường bình thường thì ok nhưng nếu đầu đọc mã vạch của bạn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt thì bạn nên xem xét chọn mua loại máy có tiêu chuẩn công nghiệp cao (chống rơi vỡ, chống nước, ngăn bụi) để tránh bị mất tiền do máy bị hỏng hóc.

Hầu hết máy đọc mã vạch được thiết kế để làm việc trong môi trường tiêu chuẩn là văn phòng, mặt bằng bán lẻ. Nếu máy chẳng may bị rơi thì độ cao cho phép vẫn sẽ không bị vỡ hỏng. Nhưng nếu chiếc máy của bạn được sử dụng trong các kho bãi ngoài trời thì nên cân nhắc mua loại máy tương tự như Zebra LS3408FZ. Sự khác biệt về thiết kế giữa loại máy có độ bền cao và tiêu chuẩn là khá lớn. Máy có độ bền công nghiệp cao có khả năng ngăn bụi, nước, chịu được độ va đập liên tục tương đương với việc rơi từ độ cao 2m. Một số loại có tiêu chuẩn cao có thể được sử dụng như một chiếc búa mà không bị sao cả. Loại máy có độ bền cao thường có vỏ nhựa màu vàng hoặc màu đỏ. Loại này có giá bán cao hơn các loại máy thông thường nhưng thời gian và chi phí thay thế khi máy bị hỏng do thiếu phù hợp có thể cao hơn chi phí đầu tư ban đầu bạn mua chiếc máy xịn.

Tìm mua chiếc máy quét mã vạch phù hợp

Tìm mua đúng loại đầu đọc mã vạch cho doanh nghiệp của bạn là điều rất quan trọng. Với tất cả những sự lựa chọn cho máy đọc mã vạch hiện nay, việc xác định ra loại máy quét bạn sẽ cần và các tính năng bạn sẽ sử dụng sẽ làm cho quyết định mua sắm của bạn được chính xác hơn. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn hoặc có câu hỏi liên quan, hãy liên lạc với các tư vấn bán hàng tại Shopply, chúng tôi sẽ rất vui lòng được tư vấn miễn phí!

Sản phẩm bạn có thể quan tâm:

giấy in hóa đơn | máy in bill | phần mềm quản lý bán hàng | giấy in mã vạch | giấy in tem mã vạch A4 | máy in mã vạch

 

Yêu cầu tư vấn