Phân loại máy kiểm kho (máy tính di động) & ứng dụng của từng loại

6 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Khó khăn trong việc lựa chọn đúng loại thiết bị kiểm kho (máy kiểm kê hàng tồn kho, tài sản, máy tính di động) phù hợp nằm ở chỗ có rất nhiều kiểu dáng, chủng loại khiến bạn bối rối trong việc phân biệt mục đích sử dụng của chúng. Trong bài viết này Shopply sẽ trang bị những kinh nghiệm giúp chọn ra loại thiết bị phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi ích của chiếc máy kiểm kho đối với doanh nghiệp của bạn.

Máy kiểm kho (máy tính di động, thiết bị kiểm kê hàng hóa/tài sản) đã trở thành thiết bị quan trọng và phổ biến không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức hành chính sự nghiệp. Từ việc kiểm kê hàng tồn kho cho đến công việc hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật (điện nước, quản lý tòa nhà, IT...) thiết bị kiểm kho là công cụ giúp cải thiện hiệu suất, tăng số lượng công việc cần giải quyết trong ngày của bạn.
Khó khăn trong việc lựa CHỌN MUA ĐÚNG LOẠI MÁY KIỂM KHO PHÙ HỢP nằm ở chỗ chúng có rất nhiều loại khiến bạn bối rối trong việc hiểu và phân loại chúng. Trong bài viết này Shopply sẽ giúp bạn chọn ra loại thiết bị phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi ích của chiếc máy tính kiểm kê đối với doanh nghiệp của bạn.

Trước tiên bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây để xác định ra nhu cầu đặc thù của mình:

  1.   Bạn dùng máy kiểm kho cho công việc gì? Kiểm kê hàng hóa, theo dõi tài sản, xuất-nhập kho hay cung cấp dịch vụ kỹ thuật?
  2.   Thiết bị được sử dụng trong môi trường nào? ngoài trời, trong nhà, trên cao...
  3.   Bạn đã xác định được ứng dụng phần mềm nào (app) sẽ chạy trên thiết bị này?
  4.   Thiết bị kiểm kho sẽ phải đọc những loại mã vạch nào?
  5.   Máy kiểm kho sẽ hoạt động không dây độc lập hay kết nối thường trực (real time) với hệ thống phần mềm quản lý daonh nghiệp? 

Quả thực, nắm rõ được tính ứng dụng của thiết bị như thế nào sẽ giúp bạn lựa chọn ra kiểu dáng, hệ điều hành, giao thức kết nối và những tùy chọn thêm cho chiếc máy kiểm kho của mình.

PHÂN LOẠI THEO KIỂU DÁNG

Bước quan trọng nhất trong việc chọn mua thiết bị kiểm kho là xác định ra loại thiết bị đó có hình dáng ra sao. Kiểu dáng thiết kế của thiết bị sẽ quy định chức năng, tính năng của máy kiểm kho. Máy kiểm kho có 6 kiểu dáng phổ biến và mỗi kiểu có những lợi điểm riêng tùy vào ứng dụng đặc thù của từng doanh nghiệp.

Máy kiểm kho cơ bản (kiểu điện thoại bàn phím)

máy kiểm kho cơ bản Cipherlab CPT-8000Cmay kiem kho co ban Digito MC3301Kiểu điện thoại bàn phím cơ là loại máy kiểm kho đơn giản nhất, hoạt động như một thiết bị thu nạp dữ liệu di động. Thiết bị kiểu này thường chạy hệ điều hành DOS với màn hình đen-trắng monochrome, không có giao tiếp WiFi hay WAN nên không thể kết nối thời gian thực (real time) với máy tính PC. Máy kiểm kho cơ bản được trang bị bộ nhớ trong (ROM) để lưu lại dữ liệu quét được vào trong máy dưới dạng text (.txt). Sau đó bạn sẽ truy xuất file dữ liệu nén (.csv, .xls) vào máy tính thông qua chân đế kết nối với máy tính bằng cổng USB hoặc RS-232.... Ưu điểm của thiết bị này là độ bền cao nhờ cấu tạo đơn giản, giá bán rẻ, không phải cài đặt phần mềm kiểm kê chuyên dụng cho máy. Máy kiểm kho Cipherlab CPT-8000C hoặc Digito MC3301 là một lựa chọn tốt để thực hiện các công việc giản đơn như theo dõi hàng tồn kho, kiểm kê tài sản...

Kiểu điện thoại thông minh (smartphone)

máy kiểm kho kiểu điện thoại thông minh smartphonemáy kiểm kho kiểu điện thoại thông minh smartphoneMáy tính kiểm kê di động được thiết kế có đầy đủ tính năng, chắc chắn, nhỏ gọn (bỏ túi được) để phục vụ nghiệp vụ kiểm kê lưu động trên mặt bằng kho bãi rộng lớn hay hoạt động xa công ty. Thiết bị này thường chạy HĐH Windows hay Android bên trong, có các tính năng kết nối WiFi, WAN, Bluetooth hoặc cả GPS để bạn lựa chọn. Đây là chiếc mobile computer hoàn hảo đối với công nhân dịch vụ kỹ thuật, lái xe giao hàng, quản lý công trường, hay đối với bất kỳ hoạt động nào xa 4 bức tường doanh nghiệp bạn. Một chiếc máy tính kiểm kho như Zebra TC20 có thể đảm nhiệm được vai trò của laptopsmartphone + máy quét mã vạch trong cùng một thiết bị (3trong1), cung cấp cho nhân viên của bạn khả năng giao tiếp, kết nối, truy cập vào tài nguyên của doanh nghiệp từ xa.

Kiểu toàn năng (màn hình cảm ứng + bàn phím)

Máy tính kiểm kê lưu độngmáy tính di động toàn năngTương tự như kiểu smartphone nhưng được trang bị với đầy đủ các phương thức kết nối và giao tiếp (WiFi, 3G/4G/5G, GPRS, Bluetooth, WAN, GPS...) và đặc biệt kiểu dáng được thiết kế bền chắc với tiêu chuẩn công nghiệp cao nhất (chịu va đập, chống thấm nước) để hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt. Ngoài màn hình cảm ứng, máy kiểm kho full-size còn được trang bị thêm bàn phím và khả năng đọc tất cả các loại mã vạch 1D/2D để đáp ứng được mọi yêu cầu cao nhất của các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau. Honeywell Dolphin CN80 hay Dolphin 99EX là những thiết bị toàn năng như vậy. Bạn có thể bắt gặp chúng ở các nhà kho lớn, trung tâm kho vận cũng như tại các công trường xây dựng hay giếng dầu ngoài trời. Một số loại đặc biệt còn có thể hoạt động ở dưới nước. Nếu bạn cần một thiết bị được trang bị tất cả kết nối không dây và đòi hỏi nó phải vận hành được trong mọi môi trường khắc nghiệt nhất thì chiếc máy tính di động toàn năng sẽ là một lựa chọn đáng tin cậy nhất. Máy tính di động toàn năng hiện đại có khả năng hỗ trợ chạy song song 2 HĐH cho phép người dùng có thể chuyển đổi dễ dàng từ Window sang Android và ngược lại. 

Kiểu báng súng

máy kiểm kho kiểu báng súngmáy kiểm kho kiểu báng súngTrong quân sự báng súng đóng vai trò ổn định đường ngắm. Tương tự, thiết bị kiểm kho có tay cầm kiểu báng súng sẽ hỗ trợ người dùng soi và quét mã vạch ở tầm xa lên tới 9m. Loại máy này cũng được thiết kế kiểu "nồi đồng cối đá" để chịu được nhiều lần va đập mạnh hay rơi xuống từ trên cao, cũng như mạnh mẽ trong kết nối với mạng Wi-Fi nội bộ để kiểm kê hàng tồn kho tại các trung tâm phân phối hay kho hàng rộng lớn. Một số máy tính di động kiểu báng súng cũng có khả năng hỗ trợ chuyển đổi hệ điều hành từ Window sang Android và ngược lại để dễ dàng tương thích với hệ thống phần mềm quản lý của các doanh nghiệp. Những models như Zebra MC32N0 hay Datalogic Skorpio X4 đều là những công cụ hoàn hảo cho những nhân viên kho và tài xế xe nâng làm việc trong lĩnh vực logistics, phân phối...

Kiểu đeo tay

máy kiểm kho đeo tayMáy kiểm kho đeo tay cung cấp chức năng tương tự như thiết bị có báng cầm tay trong khi lại giải phóng đôi tay hoàn toàn rảnh cho những thao tác khác như bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa. Máy kiểm kho có vòng đeo cổ tay Honeywell HX2 là một thiết bị như vậy. Đặc biệt là chức năng ra lệnh quét bằng giọng nói của HX2 cho phép đôi tay người dùng được giải phóng hoàn toàn cho các tác vụ, giúp tăng hiệu suất và năng suất công việc cho nhân viên sử dụng. Thiết bị kiểm kê đeo tay không phải là loại sản phẩm phổ biến, nhưng ở một số ngành nghề nhất định (kho vận chẳng hạn), nếu được sử dụng đúng cách thì chếc máy loại này sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả trong công việc của bạn một cách rõ rệt.

Kiểu gắn/lắp cố định trên xe ô tô

máy tính kiểm kê (lắp cố định trên xe ô tô)Máy kiểm kho gắn lên xe hơi là thiết bị mạnh mẽ nhất, kiểu dáng được thiết kế đặc biệt bền chắc để hoạt động trong điều kiện rung lắc. Không giống như các loại máy kiểm kho khác, thiết bị kiểm kho gắn/lắp không có đầu đọc mã vạch tích hợp bên trong mà thường được sử dụng kết hợp với máy quét mã vạch độc lập. Ví dụ như Motorola VC5090, thiết bị này nhận dữ liệu nhờ việc ghép đôi với chiếc máy quét LS3578-ER. Máy kiểm kho gắn lắp thường chạy HĐH Windows nhưng cũng có một số lại được cài HĐH Linux (mã nguồn mở) bên trong để dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác.

ỨNG DỤNG CỦA MÁY KIỂM KHO

  • Xuất nhập kho: máy kiểm kho cũng là chiếc máy tính di động cho phép nhân viên nhập hàng từ nhà cung cấp, xuất kho bán hàng, thậm chí xử lý in biên lai/hóa đơn/vận đơn để nhân viên giao nhận nhanh chóng vận chuyển tới nơi khách hàng
  • Theo dõi hàng tồn kho: doanh nghiệp lớn nhỏ, thương mại hay sản xuất hàng hóa thuộc ngành nghề bất kỳ đều cần một một chiếc máy kiểm kho để kiểm kê kho bằng mã vạch, cập nhật lại số lượng các mặt hàng trên cơ sở dữ liệu một cách thuận tiện và chính xác theo thời gian thực.
  • Kiểm tra giá bán: Nghiệp vụ kiểm tra và điều chỉnh giá bán là hoạt động thường xuyên tại những cửa hàng lớn và đại siêu thị. Với sự trợ giúp của máy tính di động nhân viên kho sẽ được trang bị một công cụ làm việc hiệu quả để đảm bảo hàng hóa bày bán tuân thủ theo đúng chính sách giá đã ban hành.
  • Hỗ trợ bán hàng: Nhân viên bán hàng tai các địa điểm khác nhau có thể kiểm tra hàng tồn kho trên toàn hệ thống chuỗi cửa hàng giúp hồi đáp tức thời nhu cầu của khách hàng, cải thiện tốc độ bán hàng, gia tăng tỷ lệ chốt đơn.
  • Truy xuất nguồn gốc (WIP traceability): Cho phép công nhân làm việc tại các dây chuyền sản xuất có thể tức thời truy suất nguồn gốc của từng nguyên liệu thô, từng bán thành phẩm cấu hình lên một thành phẩm đó.
Ứng dụng
bản
ĐTTM Toàn năng Báng
súng
Đeo
tay
Cố
định
Kiểm kê hàng hóa          
Kiểm kê hàng tồn kho      
Quản lý tài sản        
Nhà kho, trung tâm phân phối      
Pick-and-Play      
Soát vé, chấm công        
Dịch vụ kỹ thuật (dịch vụ IT, điện nước, điện máy...)        
Vận chuyển, giao nhận (logistics)      
Điều phối kho hàng (DSD)        
Quy trình sản xuất (WIP)        
Y tế (bệnh viện, phòng khám)          

HỆ ĐIỀU HÀNH (HĐH)

Mọi thiết bị kiểm kho đều có một hệ điều hành (HĐH) bên trong giống như chiếc máy tính PC của bạn. Hệ điều hành là một nền tảng phần mềm cho phép phần cứng máy kiểm kho kết nối với các ứng dụng (app) cài đặt bên trong. Tính năng và ứng dụng của thiết bị kiểm kho sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào loại HĐH được cài đặt bên trong máy. Có 3 loại HĐH phổ biến chuyên dùng cho máy kiểm kho, đó là:

Hệ điều hành DOS

Hệ điều hành này thường tìm thấy ở dòng máy kiểm kho cơ bản và chỉ cung cấp một số tính năng hạn chế vì máy chỉ chạy duy nhất một ứng dụng phần mềm do nhà sản xuất phát triển. Nếu rành về ngôn ngữ lập trình Visual Basic hay C++ bạn cũng có thế tự viết ra chương trình chạy trên thiết bị kiểu này. Thông thường người dùng chỉ có thể sử dụng phần mềm chạy trong máy để thực hiện một chức năng đơn giản là thu thập dữ liệu. Những thiết bị như Cipherlap CPT-8000C hay Digito MC3301 cho phép bạn cài đặt ứng dụng phần mềm trên Windows để thiết lập và xử lý dữ liệu đã thu thập được trước đó.

HĐH Windows Phone / Windows CE 

Các ứng dụng chạy hệ điều hành Windows có bề dày phát triển và đã tạo nên một hệ sinh thái phần mềm phong phú và đa dạng. Cho dù là phần mềm theo dõi hàng tồn kho, quản lý bán hàng hay quản lý giao nhận đều không gặp khó khăn là loại máy có nhiều chức và tính năng cùng với các lựa chọn thêm đa dạng. Do vậy, mặc dù bạn có thể tự viết ứng dụng riêng chạy trên những HĐH này nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm của bên thứ ba. Xin lưu ý rằng mục đích ứng dụng của Windows Phone hay CE là dành cho các thiết bị di động, khác hoàn toàn với HĐH chạy trên máy tính PC/laptop như Vista hay Win 10.

Tuy cùng là HĐH được thiết kế dành cho các thiết bị di động nhưng Window Phone và CE cũng tồn tại những sự khác biệt:

  • Windows Phone là HĐH phổ thông hơn và được tìm thấy nhiều hơn trong các thiết bị hỗ trợ kết nối mạng Internet di động (WiFi, 3G/4G) hay mạng di động WAN (DSL, leased line...). Nếu muốn sử dụng máy kiểm kê như một chiếc điện thoại thông minh tích hợp máy đọc mã vạch thì đây là lựa chọn phù hợp.
  • Windows CE (Windows Embedded CE) là HĐH mã nguồn mở hay được sử dụng để nhúng các phần mềm của bên thứ ba vô. Windows Embedded CE ít tốn tài nguyên hơn (light version), rẻ hơn và thường là HĐH ưa thích cho các doanh nghiệp mong muốn tự phát triển một phần mềm cho riêng mình.

Trong cả hai trường hợp, bạn cần phải nhận diện rõ nhu cầu và xác định phần mềm kiểm kho đang hoặc sẽ sử dụng tương thích với HĐH Window di động cụ thể nào.

Hệ điều hành Android

Android đã vươn lên trở thành hệ điều hành chạy trên thiết bị di động có số lượng người dùng lớn nhất, và máy kiểm kho chạy HĐH Android cũng đã trở thành thiết bị linh hoạt và có khả năng nhất, đặc biệt là ở khả năng kết nối không dây với hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp từ xa. Nếu muốn sử dụng máy kiểm kê như một chiếc smartphone. Khi chọn mua thiết bị kiểm kê loại này, bạn hãy đảm bảo doanh nghiệp đã có sẵn hoặc sẽ phát triển được một ứng dụng phần mềm chạy được trên HĐH Android.

Hệ điều hành Palm

Trước khi có sự xuất hiện của Windows và sau này là Android thì Palm OS đã từng là HĐH chuẩn mực chạy trên các máy tính di động. Ngày nay các lựa chọn phần mềm chạy trên Palm là rất hạn chế vì có rất ít các nhà phát triển lựa chọn xây dựng các ứng dụng tương thích với HĐH này.

GIAO THỨC KẾT NỐI KHÔNG DÂY

Mặc dù tất cả máy tính di động đều có khả năng lưu trữ dữ liệu vào trong bộ nhớ ngoài, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều muốn khai thác tối đa tính năng kết nối không dây trên thiết bị đó. Khả năng thu thập, xử lý và cập nhật thông tin theo thời gian thực (real time) cho phép doanh nghiệp hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khả năng truy cập không dây trên máy kiểm kho cho phép tối đa hóa năng suất lao động và mở rộng khả năng làm việc cho nhân viên. Tùy vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn một, một vài hay tất cả các kết nối không dây sau:

Wi-Fi 

Đây là kết nối không dây phổ biến nhất và có thể coi là mặc định cho chiếc máy kiểm kho. Khi chiếc máy tính di động được kết nối với mạng nội bộ WiFi là bạn có khả năng truy cập vào và sử dụng tài nguyên trên mạng Internet. 802.11 a / b / g / n là từ ngữ chuyên môn của mạng Wi-Fi. Các chữ cái a, b, g, n bên trong thuật ngữ kỹ thuật này thể hiện những tốc độ truyền dữ liệu khác nhau. Một hoặc tất cả các thành phần này có thể được khai thác hay không tùy thuộc vào hạ tầng mạng không dây của bạn đang hỗ trợ. Thật may mắn là máy tính di động đều hỗ trợ nhiều gói tốc độ đường truyền nên chúng hoàn toàn có thể được sử dụng để truy suất/cập dữ liệu theo thời gian thực ở hầu hết các hạ tầng mạng nội bộ (modem access point và switches) tại các doanh nghiệp và tổ chức, ở nhiều ngành nghề khác nhau (nhà kho, cửa hàng bán lẻ, trung tâm phân phối/giao nhận, bệnh viện...).

WAN 

WAN (Wide Area Network) cũng là công nghệ mạng không dây được trang bị trên mọi chiếc điện thoại di động. Máy kiểm kho trang bị kết nối không dây WAN có thể truy cập Internet và gọi điên như bất kỳ chiếc điện thoại smartphone nào qua mạng viễn thông 3G/4G/5G. Ưu điểm của mạng WAN là nó có thể thoát khỏi phạm vi hạn chế của mạng WiFi cố định và có khả năng vươn xa ngoài biên giới quốc gia. Công nghệ này cho phép tài xế giao hàng tại các công ty phân phối, những kỹ thuật viên tại các nhà thầu, các công ty dịch vụ kỹ thuật có thể truy cập vào tài nguyên của doanh nghiệp mọi nơi mọi lúc, nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả công việc ngay tại hiện trường.

Kết nối không dây WAN có thể thay đổi mạnh mẽ cách thức hoạt động của doanh nghiệp và cải thiện năng lực đáp ứng hiệu quả nhu cầu khách hàng cho doanh nghiệp của bạn. Một điều quan trọng cần lưu ý khi chọn thiết bị hỗ trợ WAN là xem xét có tương thích được với hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ đường truyền (leased line, DSL) mà bạn đang/sẽ sử dụng. Không giống như Wi-Fi, một số thiết bị WAN được thiết kế chỉ để hoạt động được trên hạ tầng của một nhà cung cấp dịch vụ đường truyền cụ thể. Hầu hêt máy tính di động WAN hiện đại đều có khả năng hỗ trợ chuyển đổi để hỗ trợ bất kỳ loại đường truyền dữ liệu nào, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chủ động xác định nhà cung cấp đường truyền thông tin trước khi chọn mua thiết bị phù hợp.

Bluetooth 

Bluetooth là một công nghệ không dây độc đáo vì nó không yêu cầu phải có hạ tầng phần cứng mạng. Mục đích chính của nó là truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị với nhau như PC/laptop với máy in hoặc máy quét mà không cần dây cáp. Khi hai thiết bị đều có tính năng Bluetooth là chúng có thể kết nối không dây (ghép đôi) với nhau. Phạm vi hiệu lực của Bluetooth chỉ giới hạn trong khoảng 10m nhưng lại yêu cầu rất ít thiết lập để sử dụng. Đối với máy tính di động, vai trò chủ yếu của Bluetooth là kết nối không dây với máy in tem nhãn hay máy in bill Bluetooth.

GPS 

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tuy không giống với các giao thức không dây khác vì nó chỉ được sử dụng để lấy thông tin vị trí vào máy tính di động. Bạn không thể liên lạc hay truyền tải dữ liệu qua GPS nhưng khi nó được kết hợp với tùy chọn WAN, nó cho phép bạn biết vị trí của bạn cho các chức năng như chỉ đường từng chặng, lập bản đồ, bẻ khóa bánh mì và gắn thẻ vị trí tài sản. GPS có thể là yếu tố kém quan trọng nhất trong các tùy chọn không dây nhưng đối với các doanh nghiệp ở một số ngành nghề cụ thể (chuyển phát giao nhận chẳng hạn), nó có thể cung cấp thêm các tiện ích và thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý doanh nghiệp.

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ QUÉT MÃ VẠCH

Sau khi đã xác định xong kiểu dánghệ điều hành và cổng giao tiếp, mối quan tâm cuối cùng của bạn là loại máy quét mã vạch nào được tích hợp bên trong. Bạn sẽ cần phải xem xét thiết bị đọc được loại mã vạch nào và ở tầm xa bao nhiêu. Thông thường máy kiểm kho được trang bị 2 công nghệ quét mã vạch:

Đầu đọc mã vạch 1D

  • Máy quét mã vạch laser xử lý mã vạch bằng cách phân tích tuyến tính độ tương phản, bề dày và cự ly giữa các khoảng đen trắng. Đặc biệt có loại máy quét mã vạch laser tầm xa có thể đọc được mã vạch ở khoảng cách lên tới 9m. Khoảng cách đọc thực tế sẽ phụ thuộc vào kích thước của mã vạch và vật liệu nó được in lên. Mã vạch càng lớn, độ tương phản càng rõ thì phạm vi đọc được càng xa. Thông thường máy kiểm kho kiểu báng súng và một số dòng máy toàn năng hay được trang bị loại đầu đọc phát tia laser tầm xa này để giúp người dùng đứng ở dưới sàn mà vẫn xử lý hàng hóa nằm trên kệ cao.
  • Máy quét mã vạch 1D CCD phát ra chùm tia LED và cũng  xử lý mã vạch bằng phương pháp giải mã tuyến tính (linear) như công nghệ laser. Khoảng cách đọc tối đa của máy quét CCD là 0.5m tùy vào kích thước của mã vạch. Máy kiểm kho CCD phù hợp để kiểm kê hàng tồn kho, tài sản ở cự ly gần nằm trong tầm tay.

Máy quét mã vạch 2D

Khác với máy quét laser và CCD, máy đọc mã vạch 2D chụp hình, phân tích rồi truy xuất thông tin từ ảnh mã vạch đã ghi được. Nhờ khả năng xử lý ảnh kỹ thuật số nên máy đọc mã vạch imager là loại "háu ăn" nhất, có thể đọc được cả mã vạch 1D tuyến tính (linear), mã vạch xếp chồng (stacked), ma trận mã vạch 2D (matrix), xử lý mã vạch điện tử trên màn hình điện thoại, máy tính PC hay laptop.
Đặc biệt máy đọc ma trận mã vạch vuông có thể xử lý được con tem mã vạch bất chấp hướng của nó đang nằm theo chiều nào. Với chiếc máy đọc laser hay CCD, bạn phải soi tia định vị theo phương nằm ngang với các sọc mã vạch thì mới quét được, trong khi máy quét 2D có thể đọc được mã vạch từ mọi hướng chéo/ngược/xuôi khác nhau, nhờ vậy thao thác quét mã vạch của bạn được nhanh hơn vì ít phải thực hiện động tác soi ngắm. Đầu đọc mã vạch 2D có khoảng cách đọc tương tự như máy quét laser thông thường nhưng không có mẫu đặc biệt có thể quét được mã vạch từ khoảng cách lên tới 9-10m như công nghệ quét tia laser tầm xa.

KẾT LUẬN

Khi đứng trước thách thức phải tìm ra chiếc máy kiểm kho phù hợp trong bối cảnh có rất nhiều lựa chọn, điều quan trọng là bạn phải xác định được mục đích ứng dụng, cách bạn sẽ dùng ra sao và những tính năng nào của máy bạn sẽ cần dùng. Khi nắm rỗ phương pháp tiếp cận này , quá trình chọn mua máy của bạn sẽ nhanh hơn, chính xác hơn. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy bối rối, đội tư vấn mua hàng của Shopply sẽ rất vui lòng và sẵn sàng trợ giúp bạn.

Yêu cầu tư vấn

Bài viết liên quan


  Giải pháp mã vạchHệ thống POSMáy đọc mã vạch

Sản phẩm liên quan