Máy in hóa đơn: IN NHIỆT hay IN KIM?
Ngành nghề, công việc của bạn nên sử dụng máy in hóa đơn nào thì phù hợp? Máy in công nghệ in nhiệt hay in kim? Hãy đọc bài viết so sánh này để cùng với Shopply tìm ra loại máy in đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp bạn!
Ngành nghề, công việc của bạn nên sử dụng máy in hóa đơn nào thì phù hợp? Máy in công nghệ in nhiệt hay in kim? Hãy đọc tiếp bài viết so sánh này để cùng với Shopply tìm ra loại máy in đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp bạn!
IN NHIỆT và IN KIM KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Máy in nhiệt (thermal printer) hay in kim (dots matrix printer) đều là chiếc máy in hóa đơn dùng để in bill tính tiền, in hóa đơn chứng từ... Tuy nhiên in hóa đơn tính tiền cho giao dịch cụ thể nào, cho ngành nghề nào, mô hình kinh doanh như thế nào thì công nghệ in nhiệt hay in kim đều có ưu thế riêng nhờ đặc tính công nghệ của chúng.
Máy in kim có cấu tạo phức tạp hơn nhưng là công nghệ truyền thống lâu năm. Đầu máy in kim được sắp xếp rất tinh vi với rất nhiều đầu kim nhỏ li ti, chúng được điều khiển phối hợp với ruy băng mực, tác động lên mặt giấy in kim để tạo thành chữ in, hình in. Máy in kim thông thường cho phép bạn in tới 2 màu là đen và đỏ, máy in cao cấp có thể in được đồ họa nhiều màu sắc nét.Máy in hóa đơn nhiệt sử dụng đầu in, với sự điều khiển của con chíp, tác động nhiệt lên bề mặt giấy nhiệt in bill để tạo thành chữ in, hình họa. Công nghệ in nhiệt trực tiếp này không đòi hỏi máy phải có mực in hay băng mực. Máy in nhiệt chỉ in được đơn màu (màu đen hoặc xanh tím), nếu muốn in nhiều màu bạn sẽ phải đặt gia công cuộn giấy in foil sẵn
MÁY IN NHIỆT | MÁY IN KIM | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng |
|
|
VẬY MÁY IN LOẠI NÀO TỐT HƠN?
Máy in kim nổi tiếng về sự ổn định, bền bỉ, đáng tin cậy. Người dùng chọn mua máy in kim vì nó có thể in được nhiều liên (lên tới 3 liên), giấy in khá dày dặn, mực in bền theo thời gian. Đặc biệt máy in kim khổ giấy và hình thức của giấy in kim là rất đa dạng. Bạn có thể dùng giấy in kim cuộn để in phiếu tính tiền hay giấy carbon dạng tờ A4, A5 để in biểu mẫu chứng từ kế toán, phiếu giao dịch với máy in kim. Vậy nên, giấy in kim không chỉ có ý nghĩa là phiếu tính tiền, in biên lai giao dịch mà còn được sử dụng làm chứng từ kế toán, phiếu gửi hàng. Nhược điểm của máy in kim là tốc độ in chậm (khoảng 3 dòng/giây) và tiếng ồn phát ra khi máy in.
Còn nếu bạn sử dụng máy in ở quầy giao dịch, in phiếu tính tiền cho khách hàng, không đòi hỏi phải lưu giữ chứng từ giao dịch thì không có loại máy in nào phù hợp hơn chiếc máy in nhiệt. Máy in hóa đơn nhiệt có tốc độ in nhanh (20 dòng/giây-nhanh nhất) giúp bạn đẩy nhanh tốc độ bán hàng tại quầy. Máy in nhiệt vận hành rất êm ái, gần như không phát ra tiếng ồn đáng kể nào. Yếu điểm của giấy in nhiệt là chữ in bị bay màu sau thời gian ngắn (4-6 tuần).
Máy in tốt hay dở phụ thuộc vào việc nó hữu dụng, phù hợp như thế nào với đặc thù ngành nghề kinh doanh của bạn.
Máy in nhiệt 80mm | Máy in kim giấy cuộn |
Xem SP | Xem SP |
Máy in phiếu gọi món bar/bếp | Máy in kim khổ A4/A5 |
Xem SP | Xem SP |
GIÁ BÁN THẾ NÀO? CHI PHÍ SỬ DỤNG RA SAO?
Máy in nhiệt giá bán rẻ hơn, chi phí sử dụng và bảo trì cũng "mềm" hơn nhờ công nghệ giản đơn và độ phổ dụng rộng hơn. Giá bán máy in nhiệt ngày càng rẻ tới mức khi có cơ phận nào của máy bị hỏng, người dùng sẽ chọn mua chiếc mới thay vì tìm cách sửa chữa thay thế linh kiện cho nó.
Trong khi đó, máy in kim là một cỗ máy khá phức tạp nên không có nhiều nhà sản xuất làm được, cộng thêm tính kém phổ biến nên máy có giá bán khá cao. Linh kiện thay thế, dịch vụ sửa chữa bảo trì cũng tốn chi phí hơn. Vật tư in ấn (giấy fort/carbonles và ruy băng mực in kim) cũng tốn hơn góp phần làm chi phí sử dụng máy in kim cao hơn máy in nhiệt.
THƯƠNG/NHÃN HIỆU NÀO ĐÁNG TIN CẬY?
Máy in hóa đơn tại thị trường Việt Nam về cơ bản được phân mảng thành 2 phân khúc. Dòng cao cấp gồm các thương hiệu cao cấp của các nhà sản xuất ODM như Epson, Star Micronics, Bixolon, Citizen của Nhật và Hàn Quốc, dòng phổ thông gồm Xprinter, Birch, Rongta, Gprinter và các nhãn hiệu OEM của Đài Loan và Trung Quốc. Dòng cao cấp thường được các chuỗi bán lẻ lớn chọn lựa nhờ độ tin cậy và kiểu dáng thiết kế sang chảnh, độ mở rộng và khả năng tích hợp lớn hơn. Dòng phổ thông có số lượng tiêu thụ vượt trội nhờ độ tin cậy không kém và có giá bán phải chăng nên được nhiều shop và cửa hàng bán lẻ chọn lựa.
TÔI CHỈ MUA MÁY IN LÀ XONG CÓ ĐÚNG KHÔNG?
Máy in chỉ là một trong những thiết bị ngoại vi kết nối với máy vi tính hay máy POS bán hàng. Tùy thuộc và độ mở rộng ứng dụng mà bạn cần xem xét mua thêm các thiết bị bán hàng khác như máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền, cây hiển thị giá, đầu đọc thẻ từ... để hoàn thiện và tối ưu quy trình bán hàng và phục vụ khách hàng.
LỜI DẶN DÒ TỪ SHOPPLY
Ngoài việc lựa chọn công nghệ in phù hợp, bạn cũng cần phải coi xét cổng giao tiếp (USB, Ehternet, RS-232, LPT...) của máy in bill bạn mua có kết nối với máy tính hay không nhé! Bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới tính tương thích bằng cách kiểm tra driver (trình điều khiển) của máy in có thể cài lên hệ điều hành máy tính (Windows, Mac OS...) bạn đang sử dụng.
Trong trường hơp bán hàng lưu động thì bạn cần tính đến việc mua máy in bill Bluetooth hay máy in LAN WiFi để in không dây từ các thiết bị di động chạy HĐH Android hoặc iOS.
Bài viết liên quan
Công nghệ & thiết bị bán hàng, Hệ thống POS, In nhiệt trực tiếp, Máy in hóa đơn nhiệt, Máy in kim