Loại CÂN ĐIỆN TỬ TÍNH TIỀN nào phù hợp với cửa hàng của bạn?

5 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Bạn nên chọn mua đúng loại cân điện tử bán hàng nào cho cửa hàng của mình? Hãy lần lượt trả lời 8 câu hỏi trong bài viết này để xác định ra loại cân điện tử tính tiền nào phù hợp với loại hình của hàng của bạn.

Cân điện tử ứng dụng phong phú đa dạng trong nhiều lãnh vực ngành nghề nên trong bài viết này Shopply chỉ đề cập đến loại cân điện tử ứng dụng trong ngành bán lẻ. Ngoài dòng cân hiển thị trọng lượng (cân đếm) bạn dễ dàng thấy tại các cửa hàng, siêu thị, bạn cũng còn bắt gặp loại cân điện tử tính tiền bao gồm cân điện tử tem mã vạch và cân điện tử in hóa đơn. Mỗi loại cân đều có chức và tính năng phù hợp với mô hình chuyên doanh khác nhau. Do đó, khi mở cửa hàng, bạn có thể sẽ bối rối trong việc tìm mua chiếc cân điện tử phù hợp với shop của mình. Để khỏi mua phải loại cân không phù hợp, hãy lân lượt trả lời 8 câu hỏi dưới đây để xác định ra đúng loại cân điện tử bạn sẽ cần.

1. Mặt hàng nhẹ nhất và nặng nhất bạn sẽ cân là bao nhiêu?

Nếu bạn kinh doanh kim loại quý thì chắc hẳn bạn sẽ cần chiếc cân kỹ thuật số có khả năng cân mặt hàng có trọng lượng siêu nhẹ ở mức minigram và cho ra kết quả có độ chính xác cao, tức là loại có khả năng hỗ trợ 3 thậm chí 5 số thập phân. Còn mặt hàng bạn kinh doanh có trọng lượng lớn thì bạn hãy cân nhắc mua loại cân tương xứng để tránh mua về loại cân mà lại không thể sử dụng được.

2. Mô hình bán hàng của bạn có phải là cân lên, đóng gói trước khi trao cho khách hàng?

Nếu đúng vậy thì bạn hẳn sẽ cần đến cân điện tử có tính năng in tem nhãn mã vạch. Con tem được in ra có tên sản phẩm, mã vạch và trọng lượng để bạn tính tiền (thủ công hoặc tự động) cho khách hàng. Kích thước tem phổ biến dùng cho cân điện tử là 58x40 (mm).

3. Cân điện tử của bạn cần phải có màn hình hiển thị cho khách hàng?

Nếu bạn cân hàng hóa ở quầy bán hàng và trước mắt những người mua hàng thì bạn cần phải trang bị loại cân điện tử có cây hiển thị giá. Màn hình hiển thị này giúp cửa hàng của bạn thể hiện tính minh bạch và làm cho khách hàng yên tâm vì nó cho phép cả thu ngân và khách hàng đồng thời nhìn thấy trọng lượng, đơn giá và tổng số tiền cần thanh toán. Loại cân điện tử có màn hình hiển thị thường được tích hợp với hệ thống bán hàng POS tích hợp để tạo thành quy trình bán hàng tự động liên hoàn

 

 

4. Cân điện tử của bạn sẽ họat động trong môi trường như thế nào?

Không phải chiếc cân nào cũng được đặt tại nơi sạch sẽ, tránh xa được môi trường ẩm mốc, bụi bặm, nhiệt độ cao hay môi trường khắc nghiệt nào đó. Hãy liệt kê các yếu tố môi trường gây tổn hại và kiểm tra tiêu chuẩn công nghiệp (IPv4, IPv6) của chiếc cân rồi đánh giá xem chiếc cân bạn đang ngắm có phù hợp với điều kiện làm việc đặc thù của bạn.

5. Cân điện tử của bạn sẽ được cấp bằng nguồn điện nào?

Không phải chiếc cân điện tử nào cũng được sử dụng một cách cố định. Nếu bạn sử dụng cân của mình lưu động nơi này qua nơi khác thì bạn cần phải xem xét tới cân điện tử chạy pin độc lập hoặc có nguồn điện được cấp từ chiếc xe ô-tô van...

6. Cân điện tử bạn dùng phải là loại di động?

Một số cân điện tử được thiết kế đặc biệt để việc vận chuyển thường xuyên được diễn ra dễ dàng. Loại cân này thường có hộp đựng chuyên dụng, việc lắp đặt cân phải diễn ra nhanh gọn. Đừng quên đề nghị người bán hàng trình diễn các tính năng bạn mong muốn chiếc cân giải quyết nhu cầu của bạn.

7. Khả năng giao tiếp, tích hợp

Trong một số trường hợp, chiếc cân kỹ thuật số của bạn cần phải giao tiếp (tích hợp) với các bộ thiết bị và phần mềm POS khác để tạo thành hệ thống tính tiền liền mạch. Nếu bạn muốn phần mềm POS tự động nhận kết quả trọng lượng và đơn giá. Trên thực tế:

  • Các siêu thị bán lẻ hay cần chiếc cân của mình giao tiếp với hệ thống máy bán hàng tích hợp
  • Một số của hàng chuyên doanh trái cây, thực phẩm lại chỉ cần chiếc cân kết nối với máy in bill tính tiền.
  • Trong khi ở các cơ sở sản xuất thực phẩm hay trang trại rau sạch

Cân điện tử in tem nhãn

Khi sử dụng loại cân này, bạn cần phải đảm bảo mã sản phẩm (PLUs) phải được thiết lập y hệt nhau ở cả trên cân và phần mềm. Khi vận hành, chiếc cân sẽ in ra mã hàng, mã vạch và trọng lượng để thu ngân sử dụng thiết bị đọc mã vạch nhập dữ liệu này vào phần mềm. Tiếp theo, phần mềm POS sẽ tự động kết hợp đơn giá của mặt hàng với trọng lượng và tính ra tổng tiền cần thanh toán. Như vậy, nếu bạn đang sử dụng cân in tem nhãn thì nó hoàn toàn có thể tương thích với bất kỳ phần mềm bán hàng nào trên thị trường.

Cân đếm (cân hiển thị trọng lượng)

Cân điện tử dạng này khi sử dụng sẽ chỉ hiển thị trọng lượng của hàng hóa. Để truyền tải dữ liệu từ cân tới phần mềm thì cân phải được trang bị một nút bấm để gửi thông tin. Có một vài cách để bạn nhận biết xem cân có hỗ trợ tính năng này không: 

  • Cân có cổng giao tiếp COM (RS-232, parallel), USB...
  • Tra đặc tính kỹ thuật (specifications) của cân trên Internet để chắc chắn cân có hỗ trợ kết nối với máy tính

8. Phần mềm POS hiện tại của bạn phù hợp với cân điện tử loại nào?

Bạn đang sử dụng phần mềm bán hàng và muốn biết loại cân nào trên thị trường sẽ tương thích với phần mềm của mình? Tốt nhất bạn hãy gọi cho nhà cung cấp phần mềm để rõ thông tin. Còn dưới đây là những thông tin được Shopply thu lượm được trong quá trình kinh doanh của mình.

Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet

Phần mềm Kiotviet tương thích với tất cả các thương hiệu và model cân điện tử có chức năng in tem nhãn mã vạch.

  • Cân hiện thị trọng lượng (cân đếm)

Kiotviet hiện đang hỗ trợ các models cân sau: CAS E-DH, EDH-CAS (30kg) ; UWA-N (30kg) ;UTE-UPA (30kg)
CAS ED-H
UTE
UWA-M
UPA-Q
UWA-N

Yêu cầu tư vấn