So sánh, phân biệt sự khác nhau giữa thẻ Mifare và Proximity

7 bầu chọn / điểm trung bình: 5

Trong bài viết này Shopply giúp bạn so sánh, phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại thẻ cảm ứng (thẻ chip, thẻ phi tiếp xúc, thẻ chíp) là thẻ Proximitythẻ Mifare. Hai công nghệ thẻ thông minh này khác nhau như thế nào, ứng dụng của từng loại ra sao?

SO SÁNH THẺ CẢM ỨNG (THẺ CHÍP) PROXIMITY & MIFARE [thu gọn] [mở rộng]
    1. THẺ PROXIMITY 125 kHz (EM)
    2. THẺ MIFARE 13.56 mHz (MF)
    3. BẢNG SO SÁNH THẺ PROXIMITY & MIFARE
    4. LƯU Ý

Thẻ Proximity hay Mifare đều là công nghệ thẻ chip (thẻ RFID) cho phép nhận diện (identification), xác thực (authentification) hay thực hiện giao dịch thanh toán (payment) mà không cần phải cắm vào rút ra như công nghệ thẻ từ. Do vậy, thẻ Mifare/Proximity còn có những tên gọi thay thế khác như "thẻ cảm ứng", "thẻ thông minh" hay "thẻ chip". Chúng đều có cấu tạo là một bảng vi mạch (chipset) nằm giữa 2 tấm nhựa mỏng và được ép thành thẻ theo kích thước tiêu chuẩn quốc tế 86mm x 54mm.

Khi lựa chọn để ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh, người mua rất dễ bị nhầm lẫm giữa hai loại thẻ chíp này. Hãy cùng Shopply phân biệt sự khác nhau giữa hai công nghệ thẻ xác thực này bằng cách đọc tiếp các thông tin dưới đây.

thẻ thông minh (thẻ contactless, thẻ không tiếp xúc)
Thẻ thông minh (thẻ contactless, thẻ không tiếp xúc)

THẺ PROXIMITY 125 kHz (EM)

Thẻ Proximity cho phép nhận diện và xác thực người dùng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency) có tần số 125kHz nên còn được gọi là thẻ RFID. Loại thẻ phi tiếp xúc này có cấu tạo là bảng vi mạch (microchip) nằm giữa hai lớp nhựa. Mỗi chiếc thẻ được gán một mã ID cố định (thường được in sẵn lên thẻ) và được mã hóa để không trùng với bất kỳ thẻ cùng loại nào khác. Khi thao tác, dữ liệu thẻ sẽ được gửi bằng tín hiệu sóng radio tới đầu đọc thẻ Proximity và được máy tính giải mã giúp quá trình xác thực nhận diện sẽ được hoàn tất.

Proximity là loại thẻ chỉ dùng để đọc (read only), không có bộ nhớ dữ liệu nên chỉ được dùng để nhận dạng (identification) và xác thực (authentification) thông tin của chủ thẻ thông qua đầu đọc thẻ có kết nối với máy tính. Ví dụ thẻ EM proximity thường được dùng để xác thực điểm danh cho máy chấm công, làm thẻ nhận diện cho hệ thống cửa kiểm soát thông hành (thẻ nhân viên, thẻ hội viên, thẻ chìa khóa thang máy, thẻ phòng khách sạn, thẻ cư dân, thẻ trông giữ xe...)

THẺ MIFARE 13.56 mHz (MF)

Cũng giống như Proximity, thẻ Mifare cũng truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến RF nhưng ở dải băng tần 13.56mHz và có bộ nhớ giúp lưu trữ thông tin với dung lượng có thể lên tới 1Kb dữ liệu.

Thẻ Mifare có thể được lập trình để lưu trữ nhiều thông tin xác thực có tính nhạy cảm và cần được bảo mật. Thông tin lưu trữ trong thẻ được mã hóa bằng dãy số nhị phân ngẫu nhiên theo định dạng 32bit (chuẩn IEEE 754). Khóa mã hóa của thẻ Mifare giúp ngăn chặn dữ liệu trong thẻ tự động phát ra. Thay vào đó, dữ liệu sẽ chỉ được truyền đi thẻ được tiếp xúc với đầu đọc thẻ ở khoảng cách 10mm.

Mifare cũng là thẻ đọc (readable), nhưng nó còn cho phép xóa dữ liệu cũ đi và ghi dữ liệu mới (writable) với số lượng lên tới 100 ngàn lần. Sau khi được ghi dữ liệu, thông tin trong thẻ Mifare có thể được xử lý bằng đầu đọc thẻ Mifare giao tiếp với máy tính.

Nhờ có khả năng lưu trữ được nhiều dữ liệu nên thẻ Mifare thường được ứng dụng làm thẻ thanh toán trả trước (thẻ prepaid). Chủ thẻ có thể nạp tiền vô và thanh toán dần cước phí đường bộ/xe bus/tàu điện ngầm, trả cước phí ra vào bến cảng/sân bay/bãi trông giữ xe, trả tiền phí hội viên (bể bơi, phòng gym, khu vui chơi)...

thẻ proximity 125 kHz thẻ Mifare 13.56mHz
Thẻ Proximity 125kHz (EM) Thẻ Mifare 13.56mHz (MF)

BẢNG SO SÁNH THẺ PROXIMITY & MIFARE

Hạng mục THẺ PROXIMITY (125 kHz) THẺ MIFARE (13.56 mHz)
Tần số Thẻ Proximity có tần số 125kHz giống như một số loại thẻ họ hàng khác như thẻ EM, thẻ Indala, thẻ HID Prox Thẻ Mifare phát ra bước sóng 13.56mHz giống như một số loại thẻ chị em khác như thẻ iClass, thẻ iClass SE, thẻ Felica...
Bộ nhớ Không có bộ nhớ lưu trữ thông tin Có bộ nhớ lưu trữ dữ liệu với dung lượng lên tới 1Kb
Đọc/Ghi Là thẻ chỉ dùng để đọc (read only) nên không tái sử dụng được Cũng là thẻ đọc (readable) nhưng có thể tái sử dụng được vì dữ liệu có thể xóa đi và ghi mới (writable) với số lượng lên tới 100.000 lần
Khoảng cách đọc ~ 20mm ~ 10mm
Tính bảo mật Thấp hơn. Mã cố đinh, không thể thay đổi Cao hơn. Dữ liệu được mã hóa ngẫu nhiên bằng số nhị phân theo định dạng 32 bit
Chức năng Dùng để nhận diện (identification), xác thực (authentification) chủ sở hữu thẻ Dùng làm thẻ nhận diện, thẻ xác thực, thẻ thanh toán trả trước (pre-paid)
Ứng dụng Chuyên dùng để nhận diện, xác thực, người dùng. Ví dụ: thẻ chấm công dùng cho máy điểm danh, thẻ kiếm soát ra vào (thẻ nhân viên, thẻ hội viên, thẻ chìa khóa thang máy, thẻ chìa khóa phòng khách sạn...) - Thẻ ra vào (thẻ chấm công, thẻ điểm danh, thẻ nhân viên...)
- Thẻ xác thực cho phép truy xuất/cập thông tin (thẻ căn cước công dân)
- Thẻ thanh toán trả trước: thẻ xe bus, tàu điện ngầm, trạm thu phí đường bộ, thẻ ra vào bến bãi, sân bay, bến cảng, thẻ hội viên bể bơi, phòng gym, khu vui chơi...)...
Nhận biết - Con chíp (microchip) hình tròn hoặc chữ nhật được gắn giữa 2 lớp trên và dưới của thẻ nhựa. Bạn có thể nhìn thấy chipset này bằng cách soi đèn Flash
- Có mã ID từ 10-18 chữ số được in trên bề mặt thẻ
- Bảng vi mạch (microchip) được thiết kế thành đường viền chữ nhật chạy ẩn xung quanh chiếc thẻ. Bạn có thể nhìn thấy đường viền này bằng cách soi đèn Flash
- Trên bề mặt thường KHÔNG in mã số thẻ (trắng tinh)
Chi phí rẻ hơn đắt hơn

LƯU Ý

Công nghệ Mifare có chi phí cao hơn, vậy khi chọn mua loại thẻ này bạn hãy xem xét mục đích ứng dụng và yêu cầu bảo mật thông tin của mình. Ngoài ra bạn cũng cần phải đảm bảo phần mềm xử lý xác thực của mình đã được lập trình bằng số nhị phân định dạng 32 bit theo chuẩn IEEE 754.

Bài viết liên quan


  Công nghệ đọc, quét và nhận diệnMáy chấm công

Sản phẩm liên quan