Lỗi thường gặp ở cổng từ an ninh RF và AM
Hướng dẫn xử lý, khắc phục những lỗi thường gặp phổ biến khi sử dụng cổng từ chống trộm (cổng từ RF và cổng từ AM): lỗi báo động giả, lỗi không báo động (không kêu)...
Trước tiên hãy xác định cổng từ an ninh của bạn là công nghệ RF hay AM. Khi xác định được loại cổng từ nào thì nhấp đường dẫn nhận diện lỗi tương ứng bên dưới để đi tắt tới cách xử lý vấn đề bạn đang gặp phải!
# Lỗi chung cho cả cổng từ RF và AM
- Công nghệ không phù hợp
# Lỗi cổng từ RF (Radio Frequency)
- Công nghệ không phù hợp
- Báo động giả cổng từ RF
- Lỗi cấp dòng điện không phù hợp (xung đột dòng điện)
# Lỗi cổng từ AM (Acouto Magnetic)
Lỗi chung cho cả cổng từ RF và AM
Lỗi chọn công nghệ không phù hợp
Tem từ mềm RF ít hoặc vô tác dụng ngay sau khi dán vào hàng hóa
Lỗi này là có thật! Tem từ mềm RF dù không bị hỏng, thử nghiệm chưa dán vào hàng hóa thì tem hoạt động tốt, nhưng sau khi dán vào sản phẩm thì trở nên vô tác dụng (hoặc tác dụng không ổn định). Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm của bạn có bao bì làm bằng kim loại hoặc á kim (bạc, thiếc...) làm nhiễu sóng từ. Do vậy, nếu hàng hóa bạn muốn bảo vệ có bao bì tráng bạc, thiếc (thực phẩm chức năng, thuốc men...) thì hãy chọn cổng từ 58kHz để khắc phục triệt để vấn đề này.
Lỗi thường gặp khi sử dụng cổng từ RF
Lắp đặt không đạt yêu cầu kỹ thuật
Đây là những lỗi thường không tuân thủ hoặc lắp sai cách khi thi công.
- Lỗi cự ly: khoảng cách giữa 2 cánh vượt quá cự li thiết kế của cổng từ. Ví dụ cổng từ RF thường có khoảng cách tối ưu là dưới 1.5m, nếu bạn để khoảngcách vượt quá 1.5m thì cổng từ an ninh sẽ không báo động hoặc nếu có thì cũng không ổn định.
- Lỗi dây dẫn: dây dẫn bị co, bị gập lại không nhận nguồn tín hiệu (đèn nguồn không sáng). Hướng khắc phục: kiểm tra kỹ dây dẫn và nguồn, dùng dây khác thay thế nếu cần thiết.
- Lỗi đấu dây: dây dẫn đấu ngược chiều âm dương(có thể hư main) nên kiểm tra kỹ chiều nguồn điện, cách đấu dây trước khi bật nguồn.
Môi trường hoạt động không đủ tiêu chuẩn
Lỗi báo động giả cổng từ RF
- Biểu hiện
- Cổng từ bỗng nhiên hay thi thoảng "huýt sáo vi vu", hoặc hú lên liên tục mặc dù không có bất kỳ chiếc thẻ từ nào đi qua. - Nguyên nhân & cách khắc phục
- Tem từ để gần cổng từ dưới 1m: Hãy để hàng hóa gắn tem từ cách xa cổng từ trên 1m
- Thẻ từ đặt trên dây nguồn: nếu bạn để tem từ trên day nguồn thì cổng sẽ hú liên tục -> lấy tem hoặc hàng hóa gắn tem ra khỏi dây nguồn và để xa cổng từ trên 1m
- Cổng lung lay, lắc lư: cổng từ bắt không chặt xuống nền nhà cũng là nguyên nhân gây báo động giả, hãy dùng vít nở và bu-lông bắt chặt cổng từ xuống nền và không để nó lung lay nữa.
- Cổng từ được thiết lậpp quá nhạy: lỗi này thường gặp ở cổng từ RF vì tần số 8.2mHz tương tự như bước sóng của nhiều vật dụng kim loại trong cuộc sống (cửa sắt, quầy kệ kim loại, đèn led, dây mạng...) nên gây ra hiện tượng cộng hưởng từ ngoài mong muốn. Bạn có thể khắc phục bằng cách để xa các vật dụng kim loại xa khỏi vị trí lắp cổng từ. Trong trường hợp bất khả kháng là không gian bán hàng của bạn có nhiều vật dụng kim loại thì hãy cân nhắc chọn mua cổng từ AM vì bước sóng 58kHz của nó khá thấp nên hiếm có đò vật dân dụng hay văn phòng nào có bước sóng yếu như vậy để cổng hưởng với nó.
- Điều chỉnh độ nhạy: Trên bảng mạch cánh thu của cổng từ RF có núm chiết áp VR6 (hoặc VR4) (thường là con ốc bằng đồng). Muốn tăng độ nhạy thì vặn xuôi kim đồng hồ, giảm độ nhạy thì văn ngược kim đồng hồ. Bạn cũng có thể liên lạc với NCC để yêu cầu họ thực hiện điều chỉnh độ nhạy qua phần mềm.
Lưu ý: Mặc định cho mỗi lần văn ốc là 1/2 vòng (nửa vòng, 90º) không hơn không kém.
- Lỗi mainboard: Lỗi main phát tần số cao hoặc tần số thấp hơn mặc định. Sau khi dùng máy đo tầng số ta có:
Mời bạn xem thêm "nguyên nhân gây nhiễu sóng (báo động giả)" này xác định lỗi nhanh chóng và hiệu quả hơn!
● Lỗi main.
○
■ Tần số cao hơn quy định ta vặn núm center ngược chiều kim đồng
hồ để về lại tần số quy định.
■ Tần số thấp hơn quy định ta vặn núm center theo chiều kim đồng
hồ để tăng tần số đến tầng số quy định.
■ Nếu không chỉnh được về tần số quy định nghĩa là main đã hư.
○ Lỗi main không đồng bộ
■ (sau một khoảng thời gian bị báo giả, lặp lại nhiều ngày) Trong bán
kính 10m kể từ vị trí lắp đặt cổng có 1 bộ cổng khác cùng tần số.
Hướng khắc phục: hiệu chỉnh kết nối của các JP4 JP5 JP6 JP7 sao
cho không trùng tầng số. Sau khi thay đổi nên test vài giờ trước khi
về.
■ Trường hợp sử dụng 2 main phát 1 main thu chúng cần được liên
kết với nhau giữa 2 main phát bằng cách cài đặt 1 bên ở nhánh
Master ở JP2 và bên main còn lại là nhánh Slave ở JP3. Sau đó
dùng dây kết nối từ SYNC OUT ở P5/P6 của main có JP2 đang
đặt Master đến SYNC IN của main có JP3 đang đặt nhánh Slave.
○ Lỗi main sáng 3 đèn hoặc cách vài phút báo chuông 1 lần.Hướng khắc
phục : do nguồn điện chập chờn không ổn định nên câu dây nối đất 1
trong 2 main hoặc cả 2 main để cổng hoạt động ổn định.
Main Phát.
Main Thu.
Lỗi dòng điện cấp cho cổng từ không phù hợp (xung đột dòng điện)
Biểu hiện: Đèn báo trên adapter cổng từ nhấp nháy (báo lỗi). Cụ thể, adapter (nắn dòng) khi cắm vào ổ điện thì đèn báo sáng xanh, nhưng khi cắm jack vào cổng từ thì đèn đèn báo trên adapter nhấp nháy và cổng từ RF không hoạt động.
Nguyên nhân và cách khắc phục: Do cổng từ an ninh RF vận hành bằng dòng điện một chiều nên giắc và ổ cắm phải được đấu nối với nhau đúng cách (dây cấp xanh với tiếp màu xanh, đỏ với đỏ; âm với âm, dương với dương)
Lưu ý: Nếu bạn cắm nhầm xanh sang đỏ hoặc ngược lại thì cầu chì có thể bị nổ. Hãy đấu lại cầu chì rồi tiến hành đấu nối đúng cách theo bản chất mà dòng điện 1 chiều đòi hỏi...
Lỗi thường gặp khi sử dụng cổng từ AM
● Lỗi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt.
Đây là lỗi thường gặp đề nghị các bạn thi công chú ý khi thi công.
○ Lỗi vị trí lắp đặt không đảm bảo các điều kiện an toàn theo hướng dẫn lắp
đặt. Hướng khắc phục: đáp ứng đúng yêu cầu của hướng dẫn lắp đặt và
chú ý các lưu ý những điều cần tránh khi lắp đặt cổng từ.
○ Lỗi dây dẫn: dây dẫn bị co, bị gập lại không nhận nguồn tín hiệu (đèn
nguồn không sáng). Hướng khắc phục: kiểm tra kỹ dây dẫn và nguồn,
dùng dây khác thay thế nếu cần thiết.
○ Lỗi đấu dây: dây dẫn đấu ngược chiều âm dương(có thể hư main) nên
kiểm tra kỹ chiều nguồn điện, cách đấu dây trước khi bật nguồn.
○ Lỗi điện áp không đáp ứng được yêu cầu lắp đặt. Sau khi đã kiểm tra đầy
đủ chúng ta bắt đầu bật nguồn, dùng dây cáp kết nối với máy tính dùng
phần mềm để kiểm tra điện áp của ăng-ten, nếu điện áp V1 V2 đang ở
mức xanh(>900) đột ngột mất, chỉ có đèn báo màu cam và kêu báo lỗi liên
tục thì lúc này chúng ta phải dùng các thiết bị ổn định nguồn trước khi sử
dụng thiết bị.
● Lỗi môi trường.
○ Dùng dây kết nối, kết nối với máy tính sau đó vào phần Discovery mở ON
để xem đồ thị độ nhiễu tại vị trí đặt cổng. Dựa vào đó ta chỉnh độ nhạy và
chống nhiễu cho phù hợp.
Lỗi báo giả cổng từ AM
Tem đặt gần cổng(trường hợp phổ biến). Cổng AM có đặt tính bắt tem rất nhạy trong điều kiện tốt ít nhiễu cánh Phụ có thể bắt tem ở khoảng cách 1,2m-1,3m và cánh Chính có thể bắt tem ở khoảng cách 1,8m. Điều chỉnh độ nhạy: cổng từ an ninh thường có 2 loại tần số thu phát là AM và FM. Trong trường hợp nếu cổng AM thì chính độ nhậy trên cánh thu có đèn bên trên và vị trí chỉnh độ tăng nhậy là chíp ARV4, nguyên lý chỉnh (tăng độ nhậy chỉnh theo hướng chiều kim đồng hồ và giảm nhậy thì ngược chiều kim đồng hồ).
Nhiễu trên đường dây dẫn đến cổng và dây kết nối 2 cổng. Nên kiểm tra kỹ đường dây có bị tác động làm rách vở hay ko, nếu có thì chúng ta nên chỉnh sửa thay thế để tránh tình trạng khắc phục lại nhiều lần.
Lỗi báo liên hồi không bắt tem do bị tuột điện nên tắt mở lại để khắc phục, nếu không khắc phục được nên dùng nguồn điện khác để thay thế nguồn hiện tại.
Lỗi mainboard
○ Main Phụ ở trạng thái OFF. Kiểm tra kỹ lại các dây dẫn, ăng ten, thử thay ăng ten phụ hay đổi đầu vào để khắc phục sự cố, nếu không khắc phụcđược nên thay main mới.
○ Main Chính chỉ sáng đèn cam hoặc không sáng. Nên kiểm tra nguồn, tắt mở lại nếu vẫn không khắc phục được nên thay thế ( trong quá trình lắp đặt, có thể do đấu sai dây dẫn đến hư main)
Main Chính.
Main Phụ.
Trong quá trình sử dụng cổng từ an ninh thì không tránh khỏi tình trạng cổng báo động giả, tem từ đi qua không phát tín hiệu hoặc cổng không nhậy. Với những lỗi nhỏ như vậy các bạn có thể tự sửa chữa được thay vì phải chờ đợi nhân viên bảo hành của các công ty tới. Vậy sửa như thế nào? Thế giới thiết bị an ninh xin hướng dẫn các bạn cách sửa những lỗi trên ở cổng từ an ninh chống trộm.
Cổng từ an ninh siêu thị
– Tem từ đi qua không báo động: Cổng từ là thiết bị điện tử có tính đặc thù vì vậy trong quá trình cổng làm nghiệm vụ việc có những lỗi liên quan đến tần số, báo động là việc không tránh khỏi. Các lỗi thường xuyên xảy ra gồm báo động giả, độ tăng nhậy kém hay tem từ đi qua không báo động là việc hết sức bình thường. Trong các lỗi trên thì việc khắc phục lỗi tem từ đi qua không báo động là khó nhất vì thường Cổng từ xảy ra tình trạng này là do cháy nguồn dẫn đến cổng không có điện, hay enten bị lỗi hoặc tần số thu phát bị hỏng. Để xử lý lỗi này bạn cần sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp và lắp đặt cổng từ cho bạn.