Khóa nam châm 12V
tìm hiểu thêmKHÓA NAM CHÂM LÀ GÌ?
Khóa nam châm hoạt động theo nguyên lý điện từ học (electromagnetic) nên còn được gọi là khóa điện từ. Khóa nam châm điện bao gồm một miếng nam châm (electromagnet) và một tấm phần ứng (armature plate) bằng kim loại. Tấm nam châm của khóa được lắp vào khung cửa và miếng phần ứng được gắn vào cánh cửa. Khi không được cấp điện thì hai thành phần này đều mang điện tích cùng dấu nên không hút nhau. Khi có dòng điện 12V chạy qua, điện từ của tấm nam châm sẽ chuyển thành trái dấu và hút chặt tấm phần ứng đối diện và cánh cửa sẽ được khóa lại. Khóa nâm châm sẽ được/bị nhả ra khi dòng điện được ngắt hoặc bị cúp bằng một thiết bị thứ ba là nút nhấn mở cửa hoặc điều khiển mở cửa từ xa.
Khóa điện từ là thiết bị thuần tính năng an toàn (fail-safe) - nghĩa là nó luôn cần dòng điện để khóa cửa. Nếu nguồn điện bị gián đoạn vì bất kỳ lý do nào thì 2 miếng nam châm và phần ứng sẽ tự động tách nhau ra và cửa ra vào sẽ được đặt ở trạng thái mở. Trên lý thuyết, từ thông (lực hút từ) giữa nam châm điện và tấm kim loại phần ứng tạo ra một lực giữ lớn hơn 4 tấn. Tuy nhiên các dòng khóa điện từ thương mại thì từ thông được thiết kế với lực giữ rơi vào khoảng 200-300kg.
THÀNH PHẦN CỦA MỘT BỘ KHÓA ĐIỆN TỪ GỒM NHỮNG GÌ?
Tùy theo hiện trạng công trình mà một bộ khóa nam châm sẽ được cấu tạo bởi những cấu phần khác nhau. Nhưng về cơ bản bộ khóa điện từ sẽ bao gồm những thành phần sau:
- Tấm nam châm gắn vào khung cửa và được đấu nối với dây dây điều khiển và cáp cấp nguồn
- Miếng phần ứng - là một miếng kim loại gắn vào cánh cửa
- Bộ bát gá phù hợp để cố định miếng nam châm vào khung cửa, gắn tấm phần ứng vào cánh cửa
Khóa nam châm điện chỉ là một thành phần trong hệ thống cửa kiểm soát ra vào. Để hệ thống này vận hành được thì ổ khóa điện từ cần phải đấu nối với một số thiết bị liên quan cùng một số phụ kiện đi kèm khác...
Ổ KHÓA NAM CHÂM ĐIỆN TỪ LẮP ĐƯỢC CHO NHỮNG LOẠI CỬA NÀO?
Khóa điện từ có thể ráp được cho đa dạng các loại cửa khác nhau. Cho dù là cửa kính cường lực, cửa kim loại hay cửa gỗ thì khóa nam châm đều có những kiểu thiết kế bát gá phù hợp để triển khai thành công cho mọi hiện trạng công trình...
Khóa điện từ lắp cho cửa kính cường lực (full kính) | Khóa nam châm điện ráp cửa kim loại (cửa chống cháy) |
Khóa điện từ ráp cho cửa kính cường lực (khung bê tông) | Khóa nam châm điện lắp cửa gỗ, khung gỗ |
ĐIỂM MẠNH & ĐIỂM YẾU CỦA KHÓA ĐIỆN TỪ NAM CHÂM
Ưu điểm của khóa hút nam châm
- Lắp được cho nhiều loại cửa khác nhau, từ cửa kính cường lực, cửa gỗ, cửa kim loại (cửa thoát hiểm chống cháy)
- Độ bền cao, thời gian sử dụng dài hơn khóa chốt điện
- Tính năng an toàn (fail safe) cho phép ổ khóa tự nhả ra (mở cửa) mỗi khi dòng điện bị cúp
- Tính ổn định cao, ít bị lỗi vặt nhờ có cấu tạo và cơ chế hoạt động đơn giản
- Chi phí lắp đặt, bảo trì và sử dụng thấp
- Lực giữ (lực hút) lớn có thể lên tới 4 tấn nên phù hợp với những đòi hỏi cánh cửa an ninh phải chịu được sức công phá mạnh
- Dễ dàng trong thi công lắp đặt vì không yêu cầu cao về độ chính xác, không đòi hỏi người thi công phải có tay nghề
Nhược điểm của khóa nam châm điện từ
- Không ráp được cho những cánh cửa bản lề xoay 180º (mở cả ra ngoài và vào trong). Cửa lắp khóa điện từ chỉ có thể mở được cánh cửa ra phía ngoài với góc mở là 90º
- Không có tính năng an ninh (fail secure): là ổ khóa được lắp trong hệ thống kiểm soát ra vào và hiển nhiên nó đảm bảo an ninh cho không gian được bảo vệ. Tuy nhiên khi dòng điện bị ngắt thì khóa nam châm điện sẽ tự động nhả ra và cửa sẽ được mở ra dễ dàng. Vậy nên khi đề cập đến tính phi an ninh của khóa điện từ là ở khía cạnh nó bị vô hiệu hóa khi dòng điện bị cúp.
- Độ trễ mở cửa chậm hơn so với khóa điện chốt thả/chốt ngang
- Kém thẩm mỹ hơn khóa chốt do phần thân khóa và bát gá phải được ráp lộ ra bên ngoài
- Giá thành cao hơn so với khóa chốt điện từ
HỆ THỐNG CỬA KIỂM SOÁT RA VÀO SỬ DỤNG KHÓA ĐIỆN TỪ GỒM NHỮNG GÌ?
Tùy vào hiện trạng công trình (loại cửa, kết cấu khung và cánh cửa) cũng như nhu cầu đặc thù mà bạn có thể chọn một vài hay toàn bộ các thành phần dưới đây cho hệ thống cửa kiểm soát ra vào của công ty.
Khóa hút nam châm
Khóa nam châm lắp cho cánh cửa đơn | Khóa điện từ kép lắp cho cánh cửa đôi |
Bộ bát gá phù hợp
Bộ bát gá khóa nam châm cho cánh cửa đơn | Bộ bát gá khóa điện từ cho cánh cửa đôi | Bát gá chữ U lắp cánh cửa kính cường lực |
Máy chấm công hoặc thiết bị xác thực điểm danh
Nút nhấn mở cửa và đầu đọc phụ
Nút nhấn mở cửa (door exit button) lắp ở bên trong cửa | Đầu đọc phụ (đọc vân tay và thẻ chip) lắp bên trong cửa | Nút nhấn mở cửa (bằng inox) ráp bên trong cửa | Đầu đọc thẻ phụ (đọc thẻ chip + vân tay) lắp bên trong cửa ra vào |
Thiết bị cấp nguồn điện
Một số phụ kiện khác (tùy chọn)
Điều khiển cửa kiểm soát ra vào từ xa (mở khóa nam châm & khóa chốt điện) | Thẻ chip proximity 125kHz (chấm công, xác thực) | Thẻ chìa khóa (thẻ chip proximity 125kHz) | Nút nhấn mở cửa khẩn cấp (emergency door release) |
Câu hỏi thường gặp
Có thể bạn quan tâm
Khóa chốt điện 12V
Khóa chốt điện từ gồm có 2 loại là khóa điện chốt thả (khóa chốt thả, electric bolt lock) và khóa điện chốt ngang (electric strike lock), hỗ trợ cả 2 tính năng an toàn (fail-safe) và an ninh (fail-secure)
Thiết bị kiểm soát ra vào
Hệ thống kiểm soát ra vào là một tập hợp các thiết bị an ninh điện tử và phụ kiện được thiết kế và lắp đặt nhằm kiểm soát quyền ra vào một tổ chức đối với những cá nhân được và không được cấp quyền
MCC kiểm soát ra vào
Máy chấm công kiểm soát ra vào được trang bị cổng giao tiếp Wiegand cho phép điều khiển hệ thống cửa kiểm soát ra vào (đầu đọc phụ, khóa chốt thả, khóa nam châm điện...)
Máy chấm công (TAM)
Máy chấm công là thiết bị cho phép xác thực điểm danh bằng vân tay, thẻ chip RFID hay khuôn mặt, kết hợp với phần mềm giúp DN theo dõi, đánh giá mức độ kỷ luật, chuyên cần của nhân viên
Máy chấm công vân tay
Máy chấm công vân tay là thiết bị sinh trắc giúp theo dõi thời gian làm việc (giờ đến/giờ về, check-in/out) bằng vân tay, tính công, xét lương thưởng cho nhân viên
Máy chấm công thẻ RFID
Máy chấm công thẻ chíp cho phép điểm danh, xác thực nhận diện bằng thẻ RFID (thẻ proximity 125kHz hoặc thẻ mifare 13.56mHz) nên còn gọi là máy chấm công thẻ RFID, máy chấm công thẻ cảm ứng
MCC gương mặt
Máy chấm công khuôn mặt là thiết bị sinh trắc bằng camera hồng ngoại cho phép chấm công bằng nhận diện đặc điểm gương mặt (máy chấm công gương mặt)
Máy in laser (A3/A4/A5)
Máy in laser (máy in văn phòng) in đen trắng (black monochrome) và in màu (full color), đơn năng và đa năng, in có dây và không dây với giấy in khổ A3/A4/A5 in tài liệu văn bản, biếu mẫu chứng từ, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng với giấy in khổ
Máy in laser đen trắng
Máy in laser đen trắng (trắng đen) là loại máy in văn phòng và gia đình ứng dụng công nghệ laser để in chữ màu đen (black monochrome) trên nền giấy văn bản khổ A4, A5
Máy in laser màu
Máy in laser màu là loại máy in sử dụng trong văn phòng và gia đình ứng dụng công nghệ laser để in ký tự và hình ảnh đủ loại màu sắc trên nền tờ giấy văn bản khổ A4, A5
Máy in laser Wi-Fi
máy in laser, máy in laser đen trắng, máy in laser WiFi, máy in laser Wi-Fi, máy in laser không dây
Máy in laser không dây
Máy in laser không dây là máy in laser hỗ trợ giao thức in không dây qua 2 giao thức: Kết nối với máy tính qua cổng Ethernet để in không dây qua mạng LAN nội bộ; Kết nối với máy in qua giao thức WiFi Direct (Wi-Fi 802.11b/g/n)
Thẻ chíp RFID
Thẻ RFID là loại thẻ dùng để nhận diện, xác thực bằng chip/chipset/IC mang tần số 13.56mHz (thẻ cảm ứng Mifare), hoặc tần số 125kHz (thẻ chíp Proximity) mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với đầu/máy đọc
Thẻ Proximity 125 kHz
Thẻ cảm ứng (thẻ chíp, thẻ phi tiếp xúc, thẻ contactless) được phân thành 2 loại công nghệ là thẻ Proximity (125 kHz) và thẻ Mifare (13.56 mHz)